Monthly Archives: Tháng Tám 2011

Wikileaks: Tướng Giáp nói gì với Hoa Kỳ

Tướng Giáp tại một họp báo ở Hà Nội hôm 30/4 năm 2004
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp Đại sứ Hoa Kỳ hồi năm 2004 và 2008

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp kêu gọi Việt Nam và Hoa Kỳ tránh những ‘sự cố’ làm ảnh hưởng tới bang giao hai nước và tăng cường quan hệ, nhất là trong giáo dục, theo các điện tín gửi đi từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội mà Wikileaks công bố.

(… Đọc tiếp)

Tại sao du khách Việt bị từ chối?

SGTT.VN –

Thật bất ngờ khi đầu tháng 8 này, đến Cái Bè – Tiền Giang gặp chủ nhân nhà cổ Út Kiệt và nhà cổ Ba Đức đều nghe nói: “Rất tiếc phải từ chối tiếp khách Việt Nam”. Sốc thật!

Du khách nước ngoài tại nhà cổ Ba Đức. Ảnh: TL internet

Những ngôi nhà được giữ gìn cả trăm năm bên cạnh những vườn hoa thơm trái ngọt và vùng sông nước thanh bình là nét đặc trưng hấp dẫn du khách đến làng Đông Hoà Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Song, thật lạ khi chúng tôi hỏi đặt tour tham quan chợ nổi – vườn trái cây – nhà cổ, các điểm nhận khách đặt tại bến tàu du lịch Cái Bè đều né tránh việc đưa chúng tôi đến những ngôi nhà cổ nổi tiếng.

Tìm đến làng Đông Hoà Hiệp, khi dừng trước nhà cổ Ba Đức, tôi nói muốn tham quan nhà để sắp tới tổ chức cho một đoàn khách du lịch. Ông Phan Văn Đức, chủ nhân ngôi nhà cổ, thẳng thắn: “Khách nước ngoài xin nhận, còn khách Việt Nam chắc phải coi lại, nếu là đoàn công ty đàng hoàng có thể nhận, xin lỗi không nhận khách Việt Nam đi lẻ”. Hỏi mới biết, trước đây, khách trong nước hay nước ngoài đều được đón tiếp như nhau, nhưng nhiều bận, ông Đức nhận thấy ngày nào tiếp khách Việt Nam thì y như rằng cây trong vườn trở nên xơ xác, dưới đất trái non và rác xả đầy. Khách Việt Nam thường đòi ăn rùa, rắn (không quan tâm việc bảo vệ môi trường và sinh vật tự nhiên), khi ăn là “rượu vào, lời ra”, la lối om sòm. Khi du khách Việt ăn xong thì trên bàn, dưới bàn bừa bãi rác. Dù không tiếc công dọn dẹp, nhưng chủ nhà ngại nhất là khách nước ngoài trông thấy cảnh đó thì… sợ, bỏ đi chỗ khác.

(… Đọc tiếp)

Sự phản chiếu của vẻ đẹp thiên nhiên

Dưới đây là những bức ảnh đẹp được phản chiếu trên mặt nước. Một sự độc đáo của vẻ đẹp, của thiên nhiên, mời các bạn cùng thưởng thức:

cool babes (… Đọc tiếp)

Tình – Đời

… Với hai “mảnh” tình vắt vai: một mảnh “chết”, một mảnh “điên”, khác nhau thật nhiều nhưng đều giống nhau ở câu hỏi “thật – giả”: tình thật hay tình giả? chết thật hay chết giả? điên thật hay điên giả?

Một câu hỏi đã được trả lời: tình luôn luôn thật, với điều kiện là đừng quên phần trạng ngữ “trong không gian và thời gian của nó” [thiên hạ đau khổ vì nhớ nhiều thứ mà lại cứ quên cái trạng ngữ giản dị kia, he he..]. Câu thứ hai sau bao năm quay quắt, giằng xé giờ cũng đã ngoan ngoãn nằm yên đó như một chiếc bình cổ cao giá. Câu thứ ba thì đã đang đứng giữa ranh giới quá khứ và hiện tại. Với kinh nghiệm của câu thứ hai và với “nội lực ngày càng thâm hậu” thì dù có câu trả lời hay không, câu thứ ba rồi cũng sẽ nằm yên ngoan ngoãn mà thôi.

(… Đọc tiếp)

Nạn đói khủng khiếp ở Biafra


Khi người Igbos ở phía Đông Nigeria tuyên bố giành độc lập vào năm 1967, chính quyền Nigeria đã quyết định phong tỏa đất nước non trẻ Biafra. Hậu quả để lại là hơn 1 triệu người đã chết đói còn trẻ em thì mắc bệnh suy dinh dưỡng nặng khi tay chân thì teo đi còn bụng thì nhô ra.

Trẻ em Biafra bị suy dinh dưỡng nặng trong nạn đói ở nơi này.

Tấm – Cám thời hiện đại

(quemieng) – Lang thang trên mạng thấy bài này hài vãi…  post lên cho anh em thưởng thức và còm cho vui (:D)

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ
Mẹ Tấm mất sớm, Tấm phải sống với cha từ nhỏ

(… Đọc tiếp)

Tìm thấy thêm một bản văn tế lính Hoàng Sa-Trường Sa

Thêm một bài văn tế Khao lề thế lính Hoàng Sa-Trường Sa ở huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) được Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi tìm thấy trong đất liền.

Chiều 24/8, tiến sỹ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết ông vừa tìm thấy thêm một bài văn tế Khao lề thế lính Hoàng Sa-Trường Sa do một gia đình họ Diệp ở thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) lưu truyền suốt gần 200 năm qua. 

Tìm thấy thêm một bản văn tế lính Hoàng Sa-Trường Sa
TS Nguyễn Đăng Vũ (phải) cùng ông Diệp Công Thang trước bản chép bài văn tế lính Hoàng Sa – Trường Sa bằng giấy dó.       Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo tiến sỹ Nguyễn Đăng Vũ, ông Diệp Công Thang, hiện 88 tuổi, người đang giữ bài văn tế này cho biết, gia đình ông đã có bốn đời làm thầy cúng. Bài văn tế hiện ông đang giữ là bản do cha ông là Diệp Công Xưng chép lại cách đây khoảng 80 năm từ bản văn tế mà họ tộc lưu truyền.

Sở dĩ phải chép lại vì bài văn tế gốc vốn được viết trên giấy dó, sau nhiều đời làm nghề thầy cúng, bản văn tế gốc đã bị rách nát.

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Vũ cho biết thêm, cho đến nay ông đã tìm thấy năm bài văn tế Khao lề thế lính Hoàng Sa-Trường Sa bằng chữ Hán Nôm. Bốn bản tìm thấy trước đây đều trên đảo Lý Sơn và lần này là bản tìm thấy trên đất liền.

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Vũ nhận định: “Lâu nay tôi cũng như nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trên đất đảo Lý Sơn, hoặc dọc vùng ven biển có Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa-Trường Sa mới có văn tế lính Hoàng Sa-Trường Sa. 

Nhưng phát hiện mới này đã góp phần chứng minh rằng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa-Trường Sa không phải chỉ có ở đảo Lý Sơn mà còn có ở các huyện đồng bằng, ven biển trong tỉnh Quảng Ngãi. Nói chung, nơi nào có người đi lính Hoàng Sa-Trường Sa trong thời nhà Nguyễn cũng như triều Nguyễn sau này thì nơi đó đều làm lễ Khao lề thế lính”.


Nguồn: Vietnam+


Những ‘nghệ thuật’ mua tóc của con buôn

Trong “nghệ thuật” mua tóc, con buôn cũng có nhiều “quái chiêu” làm hàng khiến cho nhiều người sau khi bán đi một phần cơ thể của mình phải dở khóc, dở cười.

“Nghệ thuật” tỉa tóc của con buôn

Để hành nghề buôn tóc thì dụng cụ chỉ cần là một cái kéo, con dao tỉa, nếu đi mua dạo thì một cái cân nữa là đủ bộ. Xâm nhập khu vực mua bán tóc tại chợ Dinh, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, chúng tôi được nghe kể rất nhiều câu chuyện về mánh khóe của con buôn.

“Nếu người nào không để ý là bị họ “lọng” (tỉa sát tận gốc) những sợi tóc dài nhất”, chị X., người từng nhiều lần bán tóc đã nói như vậy.

(… Đọc tiếp)

Chân dung lãnh đạo IMF qua các thời kỳ

Trước khi Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde được lựa chọn làm Tổng giám đốc IMF, tổ chức tài chính quyền lực hàng đầu thế giới này đã trải qua 10 đời lãnh đạo toàn nam giới.

Sự kiện ông Dominique Strauss-Kahn từ chức sau khi dính líu tới một vụ bê bối tình dục đã mang lại cơ hội cho người đồng hương bước lên kế nhiệm vị trí cao nhất tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong 67 năm tồn tại của IMF, người Pháp 5 lần nắm chức Tổng giám đốc, nếu tính cả bà Christine Lagarde.

Dưới đây là chân dung 10 vị Tổng giám đốc IMF theo thống kê của CNBC.

(… Đọc tiếp)

Những bức ảnh chân thực về Tướng Giáp

Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người học trò xuất sắc của Hồ Chủ tịch, người được nhân dân cả nước yêu mến và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ… đã được phác họa qua những bức ảnh chân thực.

Mời bạn đọc đến với một số bức ảnh được chọn ra từ gần 300 bức ảnh quý giá trong cuốn sách ảnh “Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp” vừa ra mắt.

Những bức ảnh chân thực về Tướng Giáp, Tin tức trong ngày, tuong giap, dai tuong vo nguyen giap, vo nguyen giap, chien thang dien bien phu, tin hay, tin hot, tin tuc

(… Đọc tiếp)

01. Thời niên thiếu của các chính trị gia nổi tiếng

Bất kỳ người trưởng thành nào dù sau này thành công hay không cũng đều trải qua một thời niên thiếu đáng nhớ. Và những chính trị gia nổi tiếng thế giới cũng không nằm ngoài quy luật này. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng một số bức ảnh khá “ngộ nghĩnh” của các chính trị gia thời còn “răng sún”.

(… Đọc tiếp)

Khai mạc triển lãm và ra mắt sách ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

SGTT.VN – Nhân kỷ niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi (25.8.1911 – 25.8.2011), chiều ngày 22.8, bộ Thông tin và Truyền thông khai mạc Triển lãm ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

(… Đọc tiếp)

Cầu gỗ dài nhất VN dẫn đến… Thiên Đường

Trần Thế Dũng
(VietNamNet)
Đi qua chiếc cầu gỗ được công nhận là dài nhất Việt Nam, bạn sẽ bắt gặp một quần thể thạch nhũ kỳ ảo đẹp đến mê hoặc giữa không gian khoáng đạt, chẳng khác chốn bồng lai tiên cảnh.

Không phải ngẫu nhiên Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố và xác lập động Thiên Đường đạt 2 kỷ lục: Cầu gỗ dài nhất (hệ thống hành lang đường dẫn trong hang động Thiên Đường được làm bằng chất liệu gỗ Táu có chiều dài gần 1.000m, chiều rộng 2,1m) và động khô dài có hệ thống thạch nhũ độc đáo nhất…, mà chính vì Quảng Bình là vùng đất mà Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh đánh giá là “địa phương có hệ thống hang động mang giá trị hàng đầu thế giới” cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

Đường xuống hang theo cầu thang gỗ sâu 70 mét.

(… Đọc tiếp)

Giàu vs Nghèo

Con nhà nào thì khi sinh ra cũng giống nhau, không tóc, không răng, không khác nhau gì cả.
Lớn lên một chút con nhà giàu có nhiều bánh kẹo hơn để ăn, nhiều quần áo hơn để mặc, nhiều đồ chơi hơn để chơi. Sáng ngủ dậy đã vài loại sữa đang chờ đón con nhà giàu, còn con nhà nghèo thì tuần 1 quả trứng vịt lộn, vài ngày một hộp sữa vinamilk. Nhưng con nhà nghèo vẫn sống, vẫn khỏe chả thua gì còn nhà giàu.

Con nhà giàu đứng tần ngần trước hàng đồ chơi, giữa đống màu sắc, hình thù hỗn độn, chọn chọn và chọn vài bộ. Con nhà nghèo đứng tần ngần trước đồng đồ chơi, đôi khi ra về tay không. Đôi khi nhặt một con ngựa nhỏ bằng nhựa rẻ tiền, màu trắng nhạt, hay một khối rubic, lắm sắc nhiều màu, chơi quanh năm suốt tháng.

Càng lớn con nhà giàu và con nhà nghèo càng khác nhau. Con nhà giàu có nhiều thứ để chọn hơn như quần áo, giày dép, phụ kiện, xe cộ, điện thoại, máy tính, nước hoa. Con nhà nghèo không có nhiều như thế, chỉ lựa chọn những gì thật cần thiết cho mình như đôi xăng đan màu nhàn nhạt đi cả mùa mưa mùa nắng.
Nhưng có phải càng có nhiều sự lựa chọn càng hay không?
Khi mà con nhà giàu đôi khi cảm thấy bực mình, nhiều lúc cảm thấy chán nản vì sự lựa chọn của mình. Thấy cái này hay, cái kia đẹp, nhưng chỉ được vài ngày. Lại chán, lại muốn đi tìm cái mới, tìm một sự lựa chọn hoàn hảo hơn. Con nhà giàu chẳng vứt cái cũ đi, chẳng cho đi, cứ giữ lại, và nèn thêm cả những cái mới vào cái tủ của mình. Để rồi có những khi đứng trước cái tủ, lại tần ngần chẳng biết chọn cái gì cho mình?

Còn con nhà nghèo, không nhiều sự lựa chọn, nên cái gì đã chọn là thực sự cần thiết, là thực sự hài lòng, là sự lựa chọn hoàn hảo.

Cuộc đời vẫn thế, có quá nhiều sự lựa chọn thì càng khó lựa cho mình phù hợp, cái cần thiết. Cứ mãi đuổi theo sự lựa chọn hoàn hảo, mà không biết rằng, sự lựa chọn hoàn hảo là không phải lựa chọn.

Vui: Tại sao lại chạm cốc khi uống rượu?

Trong các bữa tiệc, yến hội, người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của tập quán này bắt nguồn từ đâu?

(… Đọc tiếp)

Tháng Tám – mùa thu đi qua một nửa

Tháng tám lặng lẽ đến. Mưa vẫn rỉ rả rơi, bão vẫn nổi lên đâu đó mạnh mẽ ngoài khơi biển Đông. Và bầu trời tháng tám biến đổi xoèn xoẹt với mớ thời tiết đó. Nhưng vẫn có chút nắng mùa thu rười rượi, gió khẽ khàng thổi bay tóc những ngày tháng tám. Tháng tám mùa thu ở giữa lưng chừng xinh đẹp, mơ mộng và thảng thốt. Mùa thu thảng thốt vì đã đi được một nửa đường thu trong năm. Mùa thu rồi sẽ qua đi và phải đợi chờ đến năm sau gặp lại. Tháng tám mùa thu đi một nửa.

Cô Gái Đồ Long – Hồi thứ 3

Hồi thứ 3: Vạch Ðá Thành Bàn Cờ

Nhưng khúc đàn chưa gảy xong, nay bỗng có người trần tục ở bên cạnh quấy nhiễu, làm sao Túc Ðạo không nổi giận, chàng liền rút thanh kiếm gãy ra.
Lúc này Túc Ðạo mới giở hết tuyệt kỹ bình sinh, một tay gảy đàn, một tay sử dụng kiếm, không còn tay nào nắn dây nữa, nên khi nào gảy tới dây năm là chàng vận hơi thổi một cái cho dây đàn lõm xuống như dùng tay nắn vậy, tiếng đàn vẫn đủ âm điệu.
Thiên Canh tấn công tới tấp mấy thế liền mà Túc Ðạo chỉ thuận tay đỡ, hai mắt vẫn chăm chú vào cây đàn, mồm vẫn thổi hơi nắn tiếng, không hề đánh loạn một cung.
Thấy vậy, Thiên Canh càng tức giận, thế công càng nhanh càng lợi hại. Nhưng bất kể trường kiếm quay về phương hướng nào cũng bị kiếm gãy của Hà Túc Ðạo nhẹ nhàng gạt đi.
Quách Tường mải mê tiếng đàn mà không để đến thế công của Thiên Canh, chỉ nghe tiếng va chạm của hai thanh kiếm kêu “keng keng” lẫn lộn cả tiếng đàn. Nhưng hai tay nàng vẫn đánh nhịp, thỉnh thoảng cau mày liếc mắt nhìn Thiên Canh, trách móc:
-Ông già này ra kiếm bỗng nhanh bỗng chậm, chẳng lẽ không hiểu tý gì về âm nhạc? Nếu người biết đánh kiếm ra nhịp kiếm thay nhịp đàn mà tấn công có vui tai không?

(… Đọc tiếp)

Đẹp lắm, Việt Nam ơi!

Có lẽ hiếm có khi nào người ta dành chút thời gian và nhớ về nơi mình đang sống , hãy thử tưởng tượng rằng một ngày nào đó bạn sẽ phải xa nơi đây , bỏ lại những hình ảnh quen thuộc vào kí ức , nếm chút vị thời gian và nhớ về những gì đã qua

Bạn sẽ thấy rằng Việt Nam thật đẹp , nơi tuổi thơ bắt đầu từ những cánh diều và  ao ước về vùng đất mà mình chưa bao giờ đặt chân tới

Đi biển Nha Trang , Vũng Tàu , ngắm hoàng hôn Mũi Né hay thả diều vi vu trên cao nguyên mênh mông , nếm chút vị sương sớm ở một nơi đó trên tận  Đà Lạt chẳng hạn . Ôi ! Đẹp lắm Việt Nam ơi!

1-66.png

Hình ảnh Việt Nam quen thuộc qua lũy tre làng

(… Đọc tiếp)