Monthly Archives: Tháng Sáu 2011

Cô gái Đồ Long – Hồi thứ 2

Hồi thứ 2

Bạch Y Thư Sinh

Ðoạn người nọ rút thanh trường kiếm cất dấu dưới cây đàn.

Quách Tường nghĩ thầm:

– Không ngờ người này văn võ toàn tài, ta xem thử kiếm pháp của y ra sao?

Vừa khi ấy người nọ ung dung đi tới miềng đất trống ở trước mấy cây thông cổ, dùng mũi kiếm vẽ xuống đất mấy vạch. Quách Tường ngạc nhiên vô cùng, nghĩ thầm:

– Trên thế gian này làm gì có kiếm pháp lạ lùng thế ấy? Read the rest of this entry

Tan hoang vùng tâm bão số 2

VietNamNet-Cơn bão số 2 tiến vào vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng với cường độ cấp 8, giật cấp 9-10 kèm theo mưa dông, lốc xoáy đã gây thiệt hại mạnh cả về người và của cho các tỉnh phía đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ.Theo thống kê ban đầu, tính đến 19h tối 24/6, có ít nhất 13 người chết và 4 người mất tích và hàng nghìn ngôi nhà bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của lốc xoáy, sét đánh và bão số 2.Tại vùng biển Hải Phòng, cơn bão số 2 đã khiến ít nhất 7 người chết, hơn hai chục căn nhà bị sập hoàn toàn, hơn 1.000 căn nhà bị tốc mái, nhiều người dân đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

Tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An dông, lốc trên diện rộng (20 xã), gió cấp 10, cấp 11 cũng gây thiệt hại nặng nề cả người và của.

(… Đọc tiếp)

Cậu bé có tóc mọc trên mặt

-Cậu bé An Qi 8 tuổi hiện đang sống tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc là một trong những trường hợp hiếm trên thế giới bị hội chứng tóc và lông phát triển quá mức bình thường (hay còn gọi là bệnh “người sói”).

Từ khi sinh ra, cậu bé đã ở trong tình trạng tóc mọc quá nhiều bên má phải, và càng ngày nó càng phát triển dài hơn, gần như che mất một bên khuôn mặt của cậu bé.

Cậu bé luôn bị bạn bè bắt nạt vì tình trạng
Cậu bé luôn bị bạn bè bắt nạt vì tình trạng “dị thường” của mình.
Cậu bé sẽ được phẫu thuật miễn phí để bỏ đi lớp tóc trên mặt.
Cậu bé sẽ được phẫu thuật miễn phí để bỏ đi lớp tóc trên mặt.

Tuy không giống như trường hợp của cô bé người Ấn Độ Supatra Sasuphan, người được sách kỷ lục Guinness công nhận là có lông tóc mọc dày nhất trên thế giới, nhưng cậu bé An Di vẫn luôn mặc cảm và buồn bã trước những lời trêu trọc của bạn bè cùng trang lứa.

Hoàn cảnh gia đình của cậu bé 8 tuổi này cũng hết sức khó khăn: bố mất khi cậu lên 4 tuổi, còn mẹ bị bệnh tâm thần. Do đó, An Di phải sống với ông bà.

Thật may mắn,  An Di nhận được rất nhiều sự giúp  đỡ từ các chuyên gia  tâm lý cũng như các bác sĩ tại địa phương. Sắp tới, cậu bé sẽ có cơ hội được điều trị miễn phí tại Bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ Mingyi (Cát Lâm).

Hà Hiền (Theo Dailymail)

Vì sao Mỹ bảo vệ Phillipines nếu có xung đột Biển Đông?

– Dù giữ lập trường không đứng về bên nào trong các tranh chấp tại Biển Đông nhưng Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Phillipines nếu xảy ra xung đột do những hiệp định đã ký.

Các quan chức Philippines ngày 22/6 cho biết, theo một Hiệp định phòng vệ song phương ký kết giữa Mỹ và Philippines năm 1951, các lực lượng Mỹ phải có nghĩa vụ bảo vệ binh lính, tàu bè và máy bay Philippines nếu họ bị tấn công trên Biển Đông.

Với Philippines, Hiệp định được ký kết ngày 30/8/1951 quy định mỗi quốc gia sẽ hỗ trợ bảo vệ quốc gia kia chống lại một cuộc tấn công của kẻ địch từ bên ngoài vào lãnh thổ của họ hoặc khu vực Thái Bình Dương.

Trong một văn bản chính sách, Bộ ngoại giao Philippines nói rằng Hiệp định yêu cầu Mỹ giúp bảo vệ các lực lượng vũ trang Philippines nếu họ bị tấn công trên đảo Trường Sa. Văn bảy này viện dẫn các thông điệp ngoại giao của Mỹ đã xác định khu vực Thái Bình Dương gồm cả Biển Đông thuộc phạm vi Hiệp định. Tuy nhiên, Biển Đông không được đề cập cụ thể trong Hiệp định này.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario

Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario gần đây cũng phát biểu rằng các quan chức Mỹ đã nói rõ, Washington sẽ phản ứng trong trường hợp các lực lượng vũ trang Philippines bị tấn công ở Biển Đông.

Trao đổi qua điện thoại từ Washington, ông Del Rosario cho biết ông sẽ thảo luận các tranh chấp ở Trường Sa cùng với các vấn đề liên quan đến Hiệp định phòng vệ năm 1951 cũng như các mối lo ngại an ninh khác với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton khi họ gặp nhau vào thứ Năm ngày 23/6.

Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Manila từ chối bình luận chi tiết về việc khi nào sẽ áp dụng Hiệp định. “Là một đồng minh chiến lược, Mỹ tôn trọng Hiệp định phòng vệ song phương với Philippines”.

Alan Holst, quyền Trưởng Phòng thông tin văn hóa tại Đại sứ quán Mỹ nói, “chúng tôi sẽ không tham dự thảo luận những tình huống giả định”.

Liên quan tới sự việc này, ngày 22/6, Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ tránh xa các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trung Quốc cho rằng những tranh chấp này nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân nói, Washington sẽ chuốc lấy rủi ro nếu tham gia vào một cuộc xung đột trong trường hợp các căng thẳng khu vực tiếp tục leo thang.

 

Hiệp định phòng vệ, có hiệu lực năm 1952, định nghĩa một cuộc tấn công được coi là tấn công vũ trang nếu nhằm vào “lãnh thổ đất liền của các bên” hoặc “các lực lượng vũ trang, tàu bè hoặc máy bay tại Thái Bình Dương”.

Văn bản của Philippines nói: “Hiệp định có thể diễn nghĩa là bất cứ cuộc tấn công nào vào tàu bè, các lực lượng vũ trang hay máy bay ở Trường Sa thì có thể áp dụng Hiệp định và theo đó buộc Mỹ phải hành động để đối phó với các mối đe dọa chung”.

Philippines gần đây cáo buộc Trung Quốc, kể từ tháng Hai, ít nhất 6 lần đã xâm nhậm vào các khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền. Trong đó nghiêm trọng nhất là vụ ngày 25/2 tàu hải quân Trung Quốc đã nổ súng xua đuổi ngư dân Philippines khỏi Jackson Atoll, khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền.

Minh Phạm (Theo AP, The Washington Post)


Cô gái Đồ Long – Hồi thứ 1

Hồi thứ 1

Côn Luân Tam Thánh

Quách Tường, con gái thứ của Ðại hiệp Quách Tỉnh và nữ hiệp Hoàng Dung biệt hiệu Tiểu Ðông Tà. Hôm nay nàng đi chơi một mình là muốn nguôi sầu, giải muộn. Một người một lừa cứ thấy đường là đi. Hết núi này sang núi nọ. Cũng không biết đi bao xa và đi tới đâu. Nàng ngửng đầu lên nhìn thấy phía trước có một ngôi chùa tường vàng, ngói xanh lớn rộng vô cùng. Quách Tường ngẩn người nhìn giây lát, ngẫm nghĩ:

– Thiếu Lâm Tự vốn dĩ là nơi nguồn gốc võ học của thiên hạ, nhưng không hiểu tại sao các tay cao thủ nhứt thời, hai lần luận kiếm ở trên núi Hoa Sơn lại không có mặt cao tăng của phái Thiếu Lâm? Chẳng lẽ các vị sư của Thiếu Lâm tự nhận thấy không đủ tài thi thố, và sợ làm mất oai danh của môn phái, nên họ mới không đi dự cũng nên? Hay là võ công của các vị sư đó rất cao thâm, nhưng không thích danh lợi, nên không muốn tranh hùng, đua thắng với các người bên ngoài Nghĩ tới đó nàng vừa đi đến cửa chùa, liền xuống lừa, từ từ vào bên trong. Cây cối rậm rạp, bóng cây bao trùm hai hàng bia đá lớn trồng hai bên lối đi. Ða số bia đá đã bị phá hủy, chữ khắc trên mặt bia cũng đã lu mờ, nên nàng không sao xem rõ được những chữ đó là những chữ gì? Nàng đang chăm chú xem bia, bỗng nghe tiếng xiềng xích lẫn tiếng tụng kinh.

Nàng quay nhìn về hướng ấy thì thấy trên con đường núi nhỏ đi thẳng lên đỉnh có một vị sư đang gánh một đôi thùng lớn, miệng niệm kinh đi từ từ. Nàng liền đuổi theo đại sư ấy, khi còn cách nhau độ mười mấy trượng,nàng kinh hãi vô cùng.

Thì ra đôi thùng ấy bằng sắt, to gấp ba thùng nước thường dùng, và cổ, tay, chân của vị sư đều quấn dây xích sắt, nên lúc ông ta đi là có tiếng kêu “xúc, xích”! Ðôi thùng sắt ấy ít ra cũng nặng tới mấy trăm cân, mà còn chứa đầy nước nữa thì thật đáng kinh người.

Quách Tường lớn tiếng gọi:

– Ðại hòa thượng, xin hãy lưu bước, Tiểu nữ có đôi lời muốn thỉnh giáo Nhà sư nọ quay đầu lại, thấy người gọi là Quách Tường, cả hai đều ngạc nhiên vô cùng. Không ngờ vị sư tăng ấy là Giác Viễn. Ba năm trước, Quách Tường ở trên núi Hoa Sơn, đã được gặp Giác Viễn một lần. Nàng biết vị hòa thượng này tánh rất hủ, nhưng nội công thì cao thâm khôn lường không kém bất cứ một vị cao thủ mạnh bạo nào! Nàng liền lên tiếng trước:

– Cháu tưởng là ai, không ngờ lại là Giác Viễn đại sự Sao đại sư lại bị hành hạ như thế này?

Giác Viễn gật đầu, mỉm cười, hai tay chấp vái, nhưng không trả lời câu nào đã quay mình đi liền.

Quách Tường lại gọi:

– Giác Viễn đại sư không nhận ra cháu hay sao? Cháu là Quách Tường đây mà!

Giác Viễn lại quay đầu lại cười, gật đầu một cái rồi rảo cẳng đi ngay.

Quách Tường chạy theo hỏi:

– Ai xiềng xích đại sư? Sao người đó lại hành hạ đại sư đến thế này?

Giác Viễn đưa tay về phía sau xua mấy cái, tỏ vẻ bảo nàng không nên hỏi han như vậy.

Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, Quách Tường vốn thích chuyện kỳ lạ, khi nào chịu bỏ qua. Nàng muốn rõ sự thể ra sao, liền phi thân đuổi theo liền, định vượt lên để cản đại sư lại.

Ngờ đâu Giác Viễn đại sư tuy bị xiềng xích cả chân tay, lại gánh đôi thùng nước nặng như vậy, mà Quách Tỉnh rảo cẳng đến thế nào cũng không sao vượt lên trước đại sư được.

Nàng không chịu thua, giở khinh công gia truyền, hai chân vọt một cái, thân hình như bay lên rồi giơ tay ra định nắm chặt lấy một thùng nước. nàng yên trí chỉ bắt một cái là nắm được mép thùng ngay, ngờ đâu nàng bắt liền mấy cái đều hụt hết. Cái nào cũng chỉ Thiếu có hai tấc là trúng đích. Nàng la lớn:

– Ðại hòa thượng bản lĩnh tài ba thật. Thế nào cháu cũng phải đuổi theo kịp mới thôi!

Giác Viễn đại sư đi rất thong thả, tiếng xiềng xích kêu như âm nhạc càng lúc càng cao.

Y đi thẳng về hướng hậu sơn. Quách Tường càng đuối sức, hơi thở càng hổn hển, chân càng chạy nhanh hơn, nhưng có nhanh đến đâu thân hình nàng cũng cách Giác Viễn đại sư hơn trượng. Thấy vậy nàng không thể không thán phục được, liền nghĩ:

– Lúc cha mẹ mình ở trên núi Hoa Sơn có khen Giác Viễn đại sư võ công rất cao, lúc ấy ta vẫn không tin, hôm nay thi thố khinh công ta mới biết không sai chút nào.

Giác Viễn đại sư quay mình đi vô căn nhà nhỏ, khiêng hai thùng nước đổ vào giếng. Quách Tường ngạc nhiên vô cùng liền hỏi:

– Hòa thượng sao lại gánh nước đổ vào giếng?

Giác Viễn đại sư sắc mặt vẫn bình thản, chỉ lắc đầu. Quách Tường sực tỉnh ngộ ngay nên vừa cười vừa hỏi:

– À, đại sư đang luyện một môn võ công rất cao thâm thì phải?

Giác Viễn lại lắc đầu nữa. Quách Tường bực tức vô cùng liền nói:

– Vừa rồi rõ ràng cháu nghe đại sư tụng kinh chớ có câm đâu, sao bây giờ không trả lời cháu?

Giác Viễn chấp tay vái một vái, sắc mặt có vẻ sượng sùng nhưng vẫn không nói gì hết lại tiếp tục gánh đôi thùng sắt đi xuống núi.

Quách Tường nhìn xuống giếng thấy nước trong suốt và có hơi lạnh bốc lên, tuyệt nhiên không có một điểm gì đặc biệt. Nàng ngẩn người ra nhìn Giác Viễn trong lòng thắc mắc vô cùng.

Vừa rồi, vì cố hết sức đuổi theo Giác Viễn nên lúc này nàng cảm thấy mệt mỏi, hơi thở phì phào. Nàng đành ngồi lại trên bờ giếng nghĩ ngợi và ngắm phong cảnh xung quanh. Chỗ nàng ngồi cao hơn tất cả chùa chiền của Thiếu Lâm Tự, nhưng phía trên nàng vẫn còn đỉnh núi chọc trời.

Tiếng chuông trong chùa ở dưới núi theo gió vọng lên khiến người nghe đều cảm thấy bao nhiêu chuyện trần tục đều tiêu tan. Quách Tường nghĩ thầm:

– Ðệ tử của vị hòa thượng này không biết đi đâu? Ông ta không chịu nói thì mình tìm hỏi thiếu niên kia vậy.

Ðoạn nàng lững thững xuống núi đến gần thiếu niên kia, người đó chính là Trương Quân Bảo, đệ tử của Giác Viễn.

Nàng đi được một quãng đường lại nghe có tiếng xiềng xích kêu, thì ra Giác Viễn đã gánh nước lên núi rồi. Nàng núp sau một cây cổ thụ nghĩ thầm:

– Rõ ràng hòa thượng này không chịu nói cho ta nghe, ta cứ ngấm ngầm theo dõi xem y giở những trò quái gì?

Nàng nghe tiếng xiềng xích càng lúc càng gần. Xa xa nàng thấy Giác Viễn vẫn gánh đôi thùng nước, tay cầm một quyển sách vừa đi vừa đọc, có vẻ thích thú lắm. Nàng chờ lúc lão đi đến gần bên mình rồi thình lình nhảy ra la lớn:

– Ðại hòa thượng xem sách gì thế?

Giác Viễn thất thanh kêu lên:

– ối chà, làm bần tăng giật mình! Cũng lại là cô.

Quách Tường vừa cười vừa nói:

– Ðại sư câm mà sao bây giờ lại nói được?

Giác Viễn có vẻ kinh hãi, nhìn xung quanh rồi xua tay mấy cái. Quách Tường lại hỏi:

– Ðại sư sợ hãi gì thế?

Giác Viễn chưa kịp trả lời, thì đột nhiên từ trong bụi cây có hai vị sư áo vàng đi ra, người đi đầu quát lớn:

– Giác Viễn không giữ pháp giới, tự tiện mở miệng nói chuyện, mà lại đối đáp với một người xa lạ, người đó lại là một thiếu nữ trẻ tuổi. Hãy theo bốn đại sư lên yết kiến thủ tọa của Giới Luật Ðường ngay!

Giác Viễn nghe xong, cúi đầu tỏ vẻ buồn, rồi gật đầu một cái, theo hai người đó đi liền.

Quách Tường vừa kinh hãi, vừa tức giận quát lên:

– Trên đời này không có lệ luật gì cấm người ta nói chuyện như vậy, tôi quen với ông ta, có ăn thua gì đến hai ông mà xen vào?

Người có thân hình to lớn trợn mắt đáp:

– Nghìn năm nay Thiếu Lâm Tự vẫn cấm đàn bà con gái tự tiện bước vào, mời cô nương xuống núi ngay đi khỏi bị đuổi mà mắc cỡ.

Quách Tường lại càng tức giận, lớn tiếng nói:

– Ðàn bà thì sao? Chẳng lẽ đàn bà không bằng đàn ông? Các người dùng xiềng xích trói ông ta lại, còn cấm ông ta nói chuyện, thế là nghĩa lý gì?

Tăng nhân nọ cười nhạt đáp:

– Việc của bản chùa đến nhà vua cũng không được can thiệp, cô nương hà tất hỏi nhiều.

Quách Tường cả giận đáp:

– Tôi biết đại sư này là người rất hiền lành trung hậu, tại sao các người lại hành hạ ông ta như vậy? Còn Thiên Minh hòa thượng, Vô Sắc và Vô Tướng hòa thượng ở đâu? Các người hãy mời các ông ấy ra đây để tôi hỏi thử xem làm như vậy có hợp đạo lý không?

Hai vị đại sư nghe nàng nói đâm ra kinh hãi vô cùng.

Thì ra Thiên Minh đại sư là phương trượng của chùa Thiếu Lâm. Vô Sắc thiền sư là thủ tọa La Hán Ðường và Vô Tướng thiền sư là thủ tọa Ðạt Ma Ðường của nhà chùa.

Ba người này địa vị rất cao, xưa nay các tăng lữ trong chùa thường gọi là Lão phương trượng, Ðạt Ma Ðường tọa sư và La Hán Ðường tọa sư, chứ không ai dám gọi ngay pháp danh như vậy.

Ngờ đâu con nhỏ này dám lên núi kêu la om sòm, còn gọi cả pháp danh của ba vị.

Người sư gầy và cao, pháp danh Hoàng Minh, là đệ tử của thủ tọa Giới Luật Ðường, thừa lệnh tọa chủ cùng sư đệ là Hoàng Duyên đi giám thị Giác Viễn. Lúc này y nghe thấy Quách Tường lớn tiếng cãi vã liền quát lớn:

– Nếu nữ thí chủ còn ở trước cửa Phật thanh tịnh này quấy nhiễu thì đừng có trách!

– Chẳng lẽ tôi lại sợ các hòa thượng hay sao? Các người có mau tháo xiềng cho Giác Viễn đại sư không? Bằng không thì tôi sẽ đi tìm Thiên Minh hòa thượng thanh toán ngay!

Nhắc lại từ khi Quách Tường chia tay vợ chồng Dương Qua và Tiểu Long Nữ ở Hoa Sơn tới nay thấm thoát đã ba năm mà nàng không nhận được tin tức gì của vợ chồng Dương Qua cả, nàng nhớ nhung vô cùng, liền xin phép cha mẹ đi du ngoạn sơn thủy, nhưng thâm tâm nàng định dò la tin tức vợ chồng Dương Qua, mong biết đôi chút về hành hiệp của hai người trên giang hồ.

Nhưng từ khi chia tay, vợ chồng Dương Qua không hề lộ mặt trên giang hồ và không ai biết họ ẩn cư nơi đâu! Quách Tường cứ đi từ Bắc chí Nam, từ Ðông sang Tây, lặn lội đã hơn phân nửa đất Trung Nguyên rồi mà chưa hề nghe nói đến Thần Ðiêu Ðại Hiệp Dương Qua! Một hôm nàng tới Hà Nam chợt nhớ năm xưa Dương Qua có quen biết với Phương Trượng chùa Thiếu Lâm, nàng định lên chùa hỏi may ra manh mối.

Ngờ đâu nàng vừa đến chân núi đã gặp việc quái lạ là Giác Viễn đại sư bị hành hạ như kể trên.

Hoành Minh Và Hoành Duyên thấy nàng đeo đoản kiếm càng tức giận hơn. Hoành Duyên bèn nói xẵng :

– Cô nương hãy bỏ khí giới, chúng tôi không trẻ con như cô đâu, cô mau hạ sơn đi.

Quách Tường nghe Hoành Duyên bảo mình bỏ khí giới bèn nổi giận, liền cởi đỏam kiếm ra, hai tay nâng lên, cười nhạt :

– Cũng được, xin tuân theo tôn lịnh.

Hoành Duyên xuất gia ở chùa Thiếu Lâm từ nhỏ. Mười mấy năm nay vị hòa thượng này chỉ nghe thấy sư bá và các sư thúc nói là chùa Thiếu Lâm là nguồn gốc của các võ học trong thiên hạ.

Bất cứ người danh vọng đến đâu, bả lãnh cao cường đến đâu cũng không dám mang khí giới vào sơn môn của chùa Thiếu Lâm. Quách Tường dù mới đến cửa chùa nhưng cũng đã ở trong phạm vi của chùa rồi, vả lại Hoành Duyên thấy nàng trẻ tuổi nên khinh thường và khi thấy nàng cởi khí giới nâng hai tay như vậy tưởng nàng nể sợ mình, y liền buông tay áo xuống, che hai tay rồi toan cầm lấy đoản kiếm của Quách Tường.

Tay của chàng vừa chạm đến cán kiếm đột nhi^n bị Quách Tường giậm chân đánh bộp một cái, y giựt mình ngã bật ra.

Quách Tường nghĩ thầm :

– Ta lên chùa Thiếu Lâm với mục đích dò la tin tức của đại ca, bỗng vô duyên cớ lại gây sự với hai vị hoà thượng, thật là vô lý quá.

Nàng thoáng thấy vẻ mặt Giác Viễn đau khổ đang đứng bên, nàng liền lia đoản kiếm. Chỉ nghe mấy tiếng “lon con”, xiềng xích đứt ra làm ba đoạn. Giác Viễn vội la lớn :

– Không được đâu ! Không được đâu !

Quách Tường liền hỏi :

– Tại sao không được ?

Rồi nàng chỉ Hoành Minh và Hoành Duyên đang chạy về phía cửa chùa tiếp :

– Hai tên ác hòa thượng kia thế nào cung đi báo tin, chúng ta mau chạy đi. Tiểu đồ đệ họ Chương của đại sư đâu, đưa cả y cùng chạy một thể.

Quách Tường quay đầu lại thấy phía sau có một thiếu niên trạc mười bảy mười tám tuổi, mắt to, mồm rộng, thân hình vạm vỡ, mặt đầy vẻ ngây thơ. Đó là Chương quân Bảo mà nàng đã gặp cách đây ba năm trên đỉnh Hoa Sơn.

Bây giờ, Quân Bảo đã cao lớn hơn trước nhiều, nhưng nét mặt thì không thay đổi. Quách Tường cả mừng lên tiếng :

– Nơi đây các lão hòa thượng bắt nạt sư phụ bạn, chúng ta mau xa chạy cao bay đi.

Trương Quân Bảo lắc đầu, đáp:

– Không ai bắt nạt sư phụ tôi hết.

Quách Tường lại chỉ Giác Viễn:

– Hai ác tăng này dùng xiềng xích buộc sư phụ bạn và không cho nói một lời nào, vậy không bắt nạt là gì?

Giác Viễn lắc đầu chỉ tay xuống núi ra hiệu bảo Quách Tường mau chạy đi, đừng ở đây gây thêm tai họa nữa.

Tiểu Ðông Tà Quách Tường là người rất nghĩa hiệp, biết trong chùa Thiếu Lâm có rất nhiều cao thủ tài ba hơn nàng nhiều nhưng nàng trông thấy sự bất bình trước mặt như vậy không thể nào bỏ đi được, mặc dầu nàng vẫn lo các cao thủ trong chùa ra ngăn cản. Một tay nàng kéo Giác Viễn, một tay kéo Quân Bảo dậm chân nói:

– Mau chạy đi! Mau chạy đi! Có việc gì hãy xuống núi nói sau.

Nàng vừa dứt lời thì thấy dưới sườn núi, phía bên cửa hông chùa đã có 7, 8 vị sư xông ra, tay cầm mộc, mồm quát lớn:

– Con giặc cái ở đâu dám táo gan đến chùa Thiếu Lâm quấy nhiễu như vậy?

Trương Quân Bảo lớn tiếng đáp:

– Các vị sư huynh không được vô lễ, vị này là…

Quách Tường vội nói:

– Xin chớ nói tên của tôi ra.

Vì nàng thấy tai họa gây nên rất lớn, kết quả không biết ra sao, nàng không muốn liên lụy đến cha mẹ nên nàng không muốn Trương Quân Bảo nói tới tên mình. Nàng tiếp nhanh:

– Chúng ta vượt qua núi mà chạy. Xin hai vị chớ nhắc đến tên cha mẹ tôi và bạn tôi.

Ðền đây, bỗng nghe trên đỉnh núi có tiếng quát to, thì ra có 7, 8 vị sư áo vàng xông ra nữa.

Quách Tường thấy trước sau đều có các vị sư xuất hiện, cau mày nói:

– Sao hai người cứ sợ sệt như đàn bà con nít vậy? Không có chí nam nhi gì cả! Chẳng hay các vị có định chạy hay không?

Trương Quân Bảo nói:

– Thưa sư phụ, Quách cô nương có lòng tốt như vậy…

Nhưng dưới sườn núi, từ ngách chùa, bốn vị đại sư áo vàng đã xông ra, chạy nhanh như gió lên núi, không người nào cầm khí giới nhưng thân pháp nhanh vô cùng, đủ thấy võ công của họ cao cường biết bao. Quách Tường thấy tình hình bất lợi biết rằng có muốn thoát một mình cũng không được, liền đứng bên chờ coi diễn biến ra sao. Vị sư đi trước chạy đến cách nàng bốn trượng liền lên tiếng nói:

– Thủ tọa sư tôn La Hán Ðường truyền dụ cho người lạ mặt hãy bỏ khí giới và xuống Lập Tuyết Ðình ở chân núi tường trình sự thể, rồi nghe pháp dụ định đoạt.

Quách Tường nghe vậy, cười nhạt đáp:

– Sao các vị đại hòa thượng ở chùa Thiếu Lâm này lại quan cách đến thế? Xin hỏi các vị hòa thượng, các vị làm quan chức gì cho Hoàng Ðế nhà Tống hay vua Mông Cổ thế?

Chùa Thiếu Lâm ở trên đất đai do Mông Cổ cai quản. Mấy năm nay, quân Mông Cổ tấn công thành Tương Dương mãi mà không sao hạ nổi. Chúng bận điều binh khiạn tướng, nên không có thì giờ để ý đến các tùng lâm chùa am, nhờ vậy Thiếu Lâm Tự mới được như cũ.

Nhà sư nghe Quách Tường mỉa mai một cách sâu sắc, xấu hổ vô cùng, mặt đỏ bừng lên, cảm thấy ra lệnh cho người ngoài như vậy cũng hơi quá một chút, y liền đổi giọng ôn hòa, chấp tay vái và lễ độ nói:

– Không biết nữ thí chủ có việc gì giáng lâm tệ tự? Vậy xin hãy bỏ khí giới rồi mời nữ thí chủ xuống Lập Tuyết Ðình uống trà, nói chuyện sau.

Quách Tường đáp:

– Các vị không để tôi vào trong chùa thì thôi, tôi có cần gì đâu. Hừ, Chẳng lẽ trong chùa này có của báu hay sao? Dễ tôi thấy thì tôi được vẻ vang thêm hay sao?

Nàng thấy tình thế bất lợi cho mình, muốn nhân lúc này rút lui cho êm, liền đưa mắt ra hiệu cho Trương Quân Bảo và khẽ hỏi:

– Thế nào? Có đi hay không?

Trương Quân Bảo lắc đầu và liếc nhìn Giác Viễn đại sư ngầm tỏ ý là còn phải ở lại phụng dưỡng sư phụ.

Quách Tường lớn tiếng nói:

– Thôi được! Tôi để mặc cho các người tùy liệu đấy.

Nói xong, nàng liền chạy thẳng xuống núi. Nhà sư áo vàng thứ nhất né tránh sang bên. Nhà sư áo vàng thứ nhì và thứ ba đồng thời đưa tay ngăn lại và nói:

– Hãy khoan, bỏ khí giới xuống đã.

Quách Tường cau mày, tay nắm chặt lấy cán kiếm. Nhà sư áo vàng thứ nhất nói tiếp:

– Chúng tôi cũng không dám giữ lại khí giới của nữ thí chủ đâu. Nữ thí chủ xuống tới chân núi là chúng tôi xin gởi trả lại thanh bảo kiếm ngay. Ðây là luật lệ của Thiếu Lâm Tự đã có từ ngàn năm nay rồi, xin nữ thí chủ lượng thừ cho.

Quách Tường thấy vị sư đó ăn nói lễ phép, lòng phân vân vô cùng và nghĩ thầm:

– Nếu không để lại đoản kiếm thì thế nào cũng có một trận đấu ác liệt, ta một mình làm sao địch lại bao nhiêu tăng chúng trong chùa? Nhưng nếu ta để lại đoản kiếm thì có phải là làm mất sĩ diện của cha mẹ, anh chị, anh rạ, đại ca và Long tỷ tỷ không?

Nàng nghĩ ngợi, chưa quyết định thì đột nhiên trước mặt có cái bóng vàng thấp thoáng và có tiếng quát lớn:

– Mi tới Thiếu Lâm Tự mà dám cầm kiếm đả thương người, thật là bướng bỉnh!

Tức thì một bàn tay xỉa tới chụp bao kiếm của Quách Tường. Nếu nhà sư đó không làm ngang, có lẽ nàng sẽ nhượng bộ buông kiếm ra (bởi tính nàng khác hẳn tính chị nàng là Quách Phù, rất táo bạo nóng nảy), và bây giờ nàng đã để bị đoạt kiếm một cách dễ dàng vậy!

Cầm nã thủ pháp của nhà sư nọ thật độc, lại tinh xảo nên vừa nắm được bao kiếm của nàng, liền nghĩ thầm:

– Nàng này thế nào cũng giằng co, mà một sư một nữ giằng kéo nhau, coi sao được?

Y liền vận nội công đẩy tréo sang trái, rồi kéo về bên phải. Quách Tường không cầm vững được bao kiếm, lúc nguy cấp nàng bàn nắm ngay cán kiếm, rút luôn thanh kiếm ra, nghe “xoẹt” một tiếng. Nhà sư nọ tay phải cướp được bao kiếm, nhưng năm ngón bên trái đều bị cắt đứt. Y đau đớn vô cùng. liền giơ bao kiếm lên chỉ vào mặt Quách Tường. Quách Tường cũng đưa kiếm lên đỡ. chỉ nghe “coong” một tiếng, bao kiếm bị chặt đứt làm đôi. Nhà sư nọ bước lùi lại một bước.

Các tăng nhân thấy đồng môn của mình bị thương, ai nấy đều tức giận liền múa côn và trượng xông tới vây đánh Quách Tường. Nàng nghĩ:

– Đã trót đi thì cho trót luôn, dù sao bây giờ cũng không dàn xếp ổn thỏa được.

Nàng bèn huy động kiếm pháp gia turyền Lạc Anh kiếm vừa đánh vừa chạy xuống núi. Các tăng nhân chia ra làm ba hàng, ngăn trước, đón sau, vây đánh nàng dữ dội.

Lạc Anh kiếm là kiếm pháp riêng của Hoàng Dược Sư theo Lạc Anh chưởng pháp mà biến hóa, tuy không tuyệt diệu bằng Ngọc Tiêu kiếm pháp, nhưng cũng là nhứt Đào Hoa đảo, ánh sáng xanh thấp thoáng kiếm hoa điểm điểm không khác gì những cánh hoa rụng xuống tản mác bốn phương. Chỉ trong nháy mắt đã có hai tăng nhân bị thương. Quách Tường tuy hơi thắng thế, nhưng phía sau đã có thêm nhừng tăng nhân khác xông tới.

Nàng bị hai mặt đánh ép. Đồng thời từ cửa ngách ngôi chùa, thêm nhiều tăng nhân xông ra, càng đánh bọn nhà sư càng đông thêm.

Thật ra, Quách Tường không làm sao chống cự nổi, nhưng các nhà sư Thiếu Lâm lấy từ bi làm gốc nên những thế đánh của họ không phải là những thế sát nhân. Họ chỉ mong đánh ngã nàng để dạy nàng một bài học, giữ khí giới lại rồi đuổi nàng xuống núi. Nhưng kiếm quang của Quách Tường rất lợi hại, muốn tấn công đến gần nàng không phải dể. Lúc đầu bọn tăng nhân tưởng đối phó một thiếu nữ tuổi trẻ như vậy không khó lắm, đến khi thấy kiếm pháp của nàng tinh kỳ quá lẽ, mới nghĩ rằng nàng hẳn là môn hạ của một môn phái danh tiếng nào. Bọn tăng nhân không dám làm mất lòng nàng, nên càng cẩn thận hơn.

Một mặt bọn nhà sư cho người chạy lên La Hán Đường cấp báo cho Thủ Tọa là Vô Sắc thiền sư hay.

Trong lúc mọi người đang chiến đấu kịch liệt, bỗng có một lão tăng gầy gò và cao như cây tre, hai tay lồng vào tay áo từ từ đi tới, rồi đứng lại mỉm cười xem mọi người tranh đấu.

Thỉnh thoảng, vài tăng nhân chạy đến trước mặt lão tăng bẩm vài câu. Lúc nầy, kiếm pháp của nàng hơi loạn xạ, nàng liền lớn tiếng nói :

– Thế mà cũng gọi là nguồn gốc của thiên hạ ! Mấy chục hòa thượng xông vào đánh có mình ta, ỷ nhiều hiếp ít, không biết xấu hổ ư ?

Vô Sắc thiền sư – vị lão tăng mới tới – liền quát to :

– Các người hãy ngừng tay!

Các tăng nhân vội nhảy sang hai bên. Vô Sắc thiền sư liền hỏi:

– Cô nương quý tánh là chi, lệnh tôn là ai? Cô nương giáng lâm Thiếu Lâm Tự Chẳng hay có việc gì thế?

Quách Tường nghĩ thầm:

– Ta không thể nào nói tên cha mẹ ta cho ông thày chùa này biết. Còn việc ta đến Thiếu Lâm Tự tìm tung tích đại ca ta, thì trước mặt mọi người làm sao nói rõ ra. Hôm nay ta gây rối như thế, sau này cha mẹ và đại ca ta hay biết, thế nào cũng trách mềng ta. Chi bằng ta lẳng lặng bỏ đi thì hơn.

Nghĩ đoạn nàng liền đáp:

– Tôi không tiện nói tên họ cho đại sư rõ. Còn tôi lên trên núi này là vì thấy phong cảnh quá đẹp nhân tiện đường du ngoạn. Không ngờ Thiếu Lâm Tự còn lợi hại hơn Hoàng Cung, động chút là có người đòi giữ khí giới! Xin hỏi lào sư, tôi đã bước vào tới sơn môn của Thiếu Lâm Tự chưa? Năm xưa Ðạt Ma sư tổ truyền lại võ nghệ chắc cũng muốn các vị tăng nhân được khỏe mạnh thôi, không ngờ tiếng tăm của Thiếu Lâm Tự ngày càng lớn, võ công càng cao. Ai ngờ cái danh là cậy ở người nhiều bắt nạt và hà hiếp kẻ khác cũng càng kêu to! Các nhà sư muốn giữ khí giới của tôi thì cứ giữ và cũng nên giết tôi luôn, bằng không câu chuyện ngày hôm nay giới giang hồ thế nào cũng biết đến.

Nàng khéo ăn nói, vả lại việc này không phải do nàng gây ra trước, khiến Vô Sắc thiền sư không biết trả lời ra sao. Quách Tường lại nghĩ thầm:

– Ta lên chùa quấy nhiễu như vậy sợ mọi người sẽ biết thì còn gì tên tuổi. Nhưng Thiếu Lâm Tự hẳn càng không muốn cho ai biết chuyện hàng chục hòa thượng vây đánh một thiếu nữ, nói ra không hay ho gì.

Nghĩ đoạn nàng bàn hừ một tiếng như đe dọa vừa vứt kiếm xuống, vừa bỏ đi liền. Vô Sắc thiền sư tiến lên mấy bước, phất tay áo nhặt thanh kiếm ấy lên, thấy màu đất có lấm chấm máu tươi của mấy người đã bị thương vì lưỡi kiếm này, nhưng lưỡi kiếm sạch trơn. Ðại sư đưa hai tay đỡ lấy thanh kiếm và nói:

– Cô nương không muốn cho lão tăng biết rõ sư môn và sư thừa thì xin thâu hồi lại thanh kiếm này. Lão tăng cung kính tiễn cô nương xuống núi.

Quách Tường nhếch mép cười và đáp:

– Dù sao hòa thượng cũng thông đạt tình lý hơn, vậy mới phải là phong cách của một danh gia.

Nàng đang thắng thế nên thuận mồm khen Vô Sắc một câu, đoạn giơ tay ra cầm kiếm. Nhưng nàng kinh hãi vô cùng vì thiền sư phát ra một lực mạnh giữ chặt đoản kiếm. Quách Tường tay nắm được cán cũng không sao nhắc thanh kiếm lên nổi. Ðôi ba phen nàng dùng hết sức lực mà cũng không sao lấy thanh kiếm cho được liền nói:

– Hay lắm! Ðại sư định biểu diễn võ công đấy!

Nói xong nàng phảy tréo tay trái một cái, nhếm hai yếu huyệt Thiên Ðỉnh và Cự Cốt ở cổ bên trái của Vô Sắc thiền sư mà hất tới.

Lão hòa thượng rùn mình né tránh. Nhờ vậy Quách Tường nhấc bổng thanh đoản kiếm lên được. Vô Sắc liền nói:

– Tuyệt! Tuyệt thay thủ pháp Lan Hoa Hô Huyệt! Chẳng hay cô nương xưng hô với Ðào Hoa đảo chủ là gì?

Quách Tường vừa cười vừa đáp:

– Ðào Hoa đảo chủ ấy à? Tôi gọi ông ta là Lão Ðông Tà.

Thì ra Ðào Hoa đảo chủ Ðông Tà Hoàng Dược Sư là ông ngoại của Quách Tường, nhưng tính rất quái dị, xưa nay Dược Sư không câu nệ lễ phép, nên thường gọi cháu ngoại là Tiểu Ðông Tà, còn bảo Quách Tường gọi mình là Lão Ðông Tà.

Thấy cháu ngoại gọi mình như thế, ông rất thích. Vô Sắc thiền sư làm sao biết chuyện đó, nên khi nghe Quách Tường nói vậy, liền nghĩ:

– Hẳn nàng không liên quan gì với Hoàng Dược Sư, mới dám vô lễ nói bậy như thế!

Nghĩ đoạn Vô Sắc thiền sư không còn úy kỵ về phương diện Ðào Hoa đảo chủ nữa.

Nguyên Vô Sắc thiền sư hồi Thiếu thời ở trong lục lâm, sau vào cửa thiền tu hành mấy chục năm, Phật học rất tinh thâm, nhưng hào khí xưa vẫn còn.

Nay thấy nàng không chịu nói rõ sư thừa và lai lịch, đại sư càng muốn thử thách để cho nàng nói ra mới thôi. Vô Sắc thiền sư liền vừa cười vừa lớn tiếng:

– Tiểu cô nương hãy tiếp thử mười hiệp xem nhỡn lực của lão hòa thượng có thể nói ra được môn phái của cô nương không?

Quách Tường đáp lại:

– Nếu trong mười hiệp mà lão sư không nhận ra thì sao?

Vô Sắc thiền sư liền cười ha hả:

– Nếu Tiểu cô nương đỡ được 10 hiệp của lão tăng thì còn nói gì nữa! Cô nương sai bảo điều gì lão cũng xin chịu.

Quách Tường bàn chỉ Giác Viễn và nói:

– Tôi với vị đại sư này năm xưa đã có duyên gặp nhau một lần, nên giờ đây tôi muốn xin giúp ông ta. Nếu trong 10 hiệp mà đại sư không nói rõ tên sư phụ tôi là ai thì đại sư phải nhận lời tôi đừng bắt tội vị đại sư kia. Ðược chăng?

Vô Sắc thiền sư ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm:

– Lạ thật! Giác Viễn là người hủ nho, mấy chục năm nay trông coi sách vở trên Tàng Kinh Lầu, không hề giao du với người ngoài bao giờ, sao lại quen biết với cô bé này?

Nghĩ đoạn đại sư đáp:

– Thú thật, chúng tôi có hành hạ gì y đâu. Các tăng chúng trong chùa bất cứ ai, hễ phạm luật thì đều bị phạt cách ấy.

Quách Tường chu miệng lại cười nhạt, không nói gì.

Vô Sắc giơ chưởng lên và nói:

– Thôi được, lão tăng vui lòng chịu Hết. Nếu lão tăng thua thì lão tăng sẽ gánh ba nghìn một trăm linh tám gánh nước thay cho Giác Viễn. Vậy cô nương cẩn thận, lão ra tay đây!

Trong lúc Quách Tường nói chuyện với lão hòa thượng, trong lòng đã suy tính thầm:

– Lão hòa thượng này nội công cao siêu như thế, võ công tất phải lợi hại lắm. Nếu để y ra tay trước, hẳn ta phải kiệt lực chống đỡ, lúc ấy thế nào cũng phải giở võ công của cha mẹ ra. Chi bằng ta ra tay trước tấn công luôn mười miếng.

Nàng nghĩ tới đó thì bỗng nghe lão hòa thượng bảo:

– Cô nương cẩn thận, lão ra tay đây.

Nàng không để Vô Sắc thiền sư kịp ra tay, liền múa đoản kiếm nhằm ngực hòa thượng đâm, vẫn với Lạc Anh kiếm pháp của Ðào Hoa Ðảo. Lão sư biết thế công của nàng rất lợi hại nên không dám đỡ, liền nhảy sang bên né tránh.

Quách Tường quát lớn:

– Coi chừng thế thứ hai!

Nàng liền múa đoản kiếm từ bên dưới đâm lên. Thế kiếm này là thế kiếm của Toàn Chân phái. Vô Sắc thiền sư liền nói:

– Hay lắm! Ðó là Toàn Chân kiếm pháp.

Quách Tường trả lời:

– Chưa chắc!

Nàng thấy đoản kiếm không đâm trúng, mà nhân lúc mình trả lời nên hơi chậm tay một chút. Vô Sắc thiền sư đã hóa thủ thành công và giơ tay định nắm lấy cổ tay nàng thì kinh hãi nghĩ thầm:

– Lão hòa thượng này lợi hại thật. Dưới thế kiếm hung hiểm như vậy mà dám tay không xông vào phản công chứ!

Nàng thấy ngón tay của đối phương sắp đến trước mặt, vội múa kiếm ra đòn Ðả Cẩu Bổng Pháp. Nguyên hồi còn nhỏ nàng được Tiền bang chủ Lỗ Hữu Cước dạy môn võ công này. Theo luật lệ của bang ấy, môn Ðả Cẩu Bổng Pháp là thần kỹ trấn bang nên chính bang chủ mới được truyền dạy, nhưng trong lúc trà dư tửu hậu, Lỗ Hữu Cước múa bổng thức này chơi, nàng ngồi đó học luôn. Huống hồ mẹ nàng là Hoàng Dung cũng là bang chủ nhiệm kỳ trước, còn bang chủ hiện thời là anh rể nàng, do được mục kích thường xuyên môn võ công này, nên nàng biết sử dụng một vài thế là thường.

Lúc ấy ngón tay của Vô Sắc thiền sư gần đụng vào tay nàng, thì thấy đưòng kiếm thấp thoáng thần diệu vô phương, xuýt nữa năm ngón tay của đại sư bị chém đứt. Cũng may đại sư võ công cao siêu vội lùi lại hai bước để tránh. Nhờ vậy khỏi đứt tay nhưng tay áo cũng đã bị nhát kiếm cắt đứt. Ðại sư biến sắc, kinh hãi đến toát mồ hôi lạnh.

Quách Tường đềc chí vô cùng, vừa cười vừa hỏi:

– Vậy thế kiếm này là thế kiếm gì?

Sự thực, trong thiên hạ làm gì có thế kiếm đó? Vì Quách Tường biến Ðả Cẩu Bổng Pháp, đến Vô Sắc thiền sư cũng ngẩn người không biết đó là thế kiếm gì.

Quách Tường nghĩ thầm:

– Ta cứ giở Ðả Cẩu Bổng Pháp ra là đánh bại y ngay, nhưng ngoài thế này ta không còn biết thế nào khác nữa.

Nghĩ tới đó, nàng không để cho Vô Sắc được rảnh tay, liền múa kiếm nhảy tới, thân hình như tiên nữ hạ phàm vậy, kiếm phong của nàng cứ nhằm hạ bộ của Vô Sắc mà điểm lia lịa.

Thế kiếm này là Ngọc Nữ kiếm pháp mà nàng học được của Tiểu Long Nữ.

Ngọc Nữ kiếm pháp do nữ hiệp Lâm Chiêu Anh sáng tác từ hồi xưa, không những kiếm thế lợi hại mà dáng điệu lại nhanh nhẹn tao nhã. Quách Tường là một thiếu nữ trẻ đẹp như thế, sử dụng kiếm pháp này trông càng ngoạn mục vô cùng.

Bọn tăng nhân đứng quanh đó thấy kiếm pháp vừa đẹp vừa lợi hại, trong đời chúng chưa hề mục kích bao giờ, nên càng kinh hãi, lại vừa mừng thầm được học hỏi thêm.

Phải biết Ðạt Ma Kiếm Pháp và La Hán Kiếm Pháp phái Thiếu Lâm đều thuộc loại cương thuật, còn Ngọc Nữ Kiếm Pháp đã tuyệt tích giang hồ từ lâu. Tính chất của kiếm thuật đó lại tương phản các môn võ thuật của phái Thiếu Lâm. Quách Tường chỉ giở một thế Lăng Ba Chi Bộ là đã làm cho Vô Sắc thiền sư ngơ ngác ngẩn người.

Sự thực Ngọc Nữ Kiếm Pháp không hơn gì hai bộ kiếm thuật của phái Thiếu Lâm, thoáng trông môn kiếm của nàng thì tuyệt mỹ tuyệt ảo tựa như trong kinh Phật đã mô tả: “Dung nghi uyễn mi, trông thật trang nghiêm, thật hòa nhã, đoan chính khả hỉ, quan giả vô yếm”. Nghĩa là hình dáng và vẻ mặt trông rất đẹp một cách nhu mì, trang nghiêm, hòa nhã, đoan chính, vui vẻ khiến người ta càng nhìn càng ưa. Vô Sắc thiền sư thấy kiếm thuật đẹp đẽ và huyền diệu như thế, chỉ muốn xem lại một lần nữa. Lão liền nhảy sang bên để cho nàng đánh tiếp thêm một thế nữa.

Quách Tường múa kiếm, đột biến thế kiếm đó chạy Ðông chạy Tây chém thêm mấy kiếm nữa.

Trương Quân Bảo đứng cạnh đấy thấy võ công của nàng cao siêu như vậy cũng ngẩn người, bỗng y kêu “ủa” một tiếng.

Thì ra Quách Tường sử dụng thế kiếm sau cùng là thế Tứ Thông Bát Ðạt mà ba năm trước đây trên núi Hoa Sơn Dương Qua đã truyền thụ cho y. Quách Tường đứng gần đó đã học lỏm được thế ấy giờ lại đem ra dùng. Nhưng lúc đó Dương Qua dạy Quân Bảo là chưởng pháp. mà giờ đây Quách Tường lại biến ra thành kiếm pháp nên oai lực kém đi mấy thành, huống hồ võ công của Vô Sắc thiền sư hơn nàng nhiều. trước Trương Quân Bảo dùng chưởng thế ấy khắc phục được Y Khắc Tây, bây giờ Quách Tường sử dụng thành kiếm pháp thì làm sao áp chế nổi Vô Sắc thiền sư?

Nhưng kiếm thuật đó rất kỳ lạ khiến Vô Sắc thiền sư cũng kinh hãi thầm. Chỉ trong thoáng cái, Quách Tường sử dụng 5 thế kiếm liền mà Vô Sắc thiền sư vẫn chưa nhận được đó là kiếm pháp gì!

Lão hòa thượng hồi trẻ tung hoành trên giang hồ nên kiến thức rất phong phú, mười mấy năm nay lão làm thủ tọa La Hán Ðường lại càng chú tâm nghiên cứu võ công. Vô Sắc đã tham chiếu và so sánh võ công các môn phái với võ công của chùa, rồi thâu lượm các sở trường của các môn võ công các phái bổ khuyết chỗ sở đoản của chùa, nên ông tự tin bất cứ cao nhân của môn phái nào chỉ giở vài thế ra là ông biết ngay lai lịch của đối phương.

Nhưng bây giờ, lão hòa thượng hẹn với Quách Tường mười thế – ấy là lão cũng đề phòng dư rồi – ngờ đâu cha mẹ, sư phụ và bạn bè của Quách Tường đều là những tay cao thủ hạng nhất đương thời. Nàng chỉ giở ra của mỗi người một thế võ thôi là đủ làm cho Vô Sắc điên đầu nhức óc, hoa mắt, giở hết toàn lực ra mới đặng chống đỡ nổi, còn môn phái thì lão hòa thượng làm sao biết mà nói.

Quách Tường vừa sử dụng xong bốn kiếm Bát Thức của môn Tứ Thông Bát Ðạt, Vô Sắc thiền sư liền nghĩ:

– Nếu ta để cho nàng ra tay tấn công mãi như vậy thì sợ nàng cứ giở những quái thế ra thì đừng nói là mười thế, dẫu đến trăm thế ta cũng không sao biết rõ nguồn gốc ra sao. Bây giờ ta phải tấn công lia lịa thì nàng mới giở võ công của bản môn ra mà chống đỡ.

Nghĩ đoạn thiền sư quay người sang trái giở thế Song Quán Quyền ra tấn công trở lại. Quách Tường thấy sức của quyền thế mạnh vô cùng, không dám chống đỡ, vội quay mình né tránh. Vô Sắc thiền sư cũng phải khen ngợi:

– Thân pháp đẹp lắm! Hãy tiếp thêm một thế nữa của lão.

Ðoạn thiền sư giở một môn quyền của Thiếu Lâm Tự là Hoàng Anh Lạc Dã (con chim Hoàng Anh hạ xuống cái khung). Vô Sắc thiền sư đứng đầu trong chùa Thiếu Lâm tuy biết nhiều rất nhiều môn võ công, không thua gì Quách Tường, nhưng mỗi thức của lão hòa thượng sử dụng đều là võ công thuần chính của bổn môn. Những pho quyền của phái Thiếu Lâm thoáng trông thì rất tầm thường, không có gì khác lạ, nhưng luyện đến chỗ tinh thâm thì quả thực oai lực vô cùng.

Lão hòa thượng chỉ giơ chưởng trái lên quay một vòng, Quách Tường đã cảm thấy nửa mình bị bao vây trong chưởng lực của lão rồi, nàng đành phải quay cán kiếm lại dùng cán kiếm thay ngón tay ra đòn Nhất Dương Chỉ mà nàng đã học được của Võ Tu Văn, nhằm ba yếu huyệt ở cổ tay Vô Sắc điểm tới. Cách dùng Nhất Dương Chỉ nàng mới học được sơ sơ thôi. Môn Nhất Dương Chỉ của Nhất Ðăng đại sư lừng danh thiên hạ. Vô Sắc thấy nàng sử dụng thì kinh hãi vô cùng, vội thâu tay lại.

Sự thực nếu Vô Sắc thiền sư không thâu tay lại mà cứ để cho nàng điểm vào ba yếu huyệt thì hòa thượng nhận ngay ra Nhất Dương Chỉ của nàng là giả chứ không phải thiệt. Nhưng hai bên đang giở hết toàn lực ra đấu, lão hòa thượng khi nào dám mạo hiểm như thế.

Quách Tường mỉm cưòi nói:

– Ðại hòa thượng đã biết lợi hại của ta chưa?

Vô Sắc dùng giọng mũi “hừ” một tiếng lại đánh ra một thế Ðan Phong Trùy Giáng Hạ, hai tay giơ lên trên cao đánh xuống, như vậy Quách Tường không sao dùng Nhất Dương Chỉ được nữa.

Nhưng Quách Tường lúc này giở thế Diêu Thủ Không Không của Châu Bá Thông dạy cho. Quyền pháp này là do Châu Bá Thông chế biến chưa lưu hành trong giang hồ bao giờ. Vô Sắc thiền sư dù uyên bác đến đâu cũng không nhận ra được, liền dùng môn Liên Hoa Thất Tinh, hai chương nhanh như chớp chặt thẳng vào bàn tay Quách Tường, nếu nàng dùng nội lực phản kháng thì bàn tay của nàng gãy liền.

Vô Sắc đại sư giở những thế võ xem bình thường vô cùng, trông như chậm chạp, nhẹ nhàng, nhưng sự thực thì rất nhanh và rất nặng, thế nào cũng phải dùng đến nội lực, Quách Tường thấy bàn tay của mình bị đối thủ kiềm chế thì nghĩ thầm:

– Chẳng lẽ mi đánh gãy được bàn tay ta hay sao?

Nghĩ đoạn, nàng thuận tay phẩy một cái, giở Bồ Ðề Phiến Thủ (thủ pháp cái quạt sắt) dùng chưởng đối chưởng phản công tức thì. Thế võ này nàng học của vợ Võ Tu Văn là Hoàng Nhan Bình, vả lại Thiết Chưởng Công là một môn chưởng pháp mạnh nhất trong các môn chưởng pháp của các môn phái. Vô Sắc thiền sư nghiên cứu chưởng pháp tinh xảo như thế sao lại không biết. Lão hòa thượng thấy nàng giở Thiết Chưởng Công ra kinh hãi vô cùng, vội thâu chưởng lại vì hòa thượng không muốn đối chưởng với nàng, một là không muốn đả thương nàng, hai là lão cũng hơi sợ môn Thiết Chưởng Công. Là người rất trung hậu, thấy thế võ nào của Quách Tường cũng đều là đại diện cho một môn phái cả, nàng lại chưa đầy hai chục tuổi mà biết được nhiều võ công của nhiều môn phái như vậy thật là hiếm có. Lão hòa thượng thâu chưởng về, liền nhảy ra xa nửa trượng.

Quách Tường mỉm cười la lớn:

– Ðây là thế thứ mười, lão hòa thượng thử xem thế này của tôi là thế gì?

Nói đoạn nàng giơ tay trái tiến lên một bước, tay phải đỡ luôn vào cằm của Vô Sắc thiền sư.

Tăng chúng đứng bên xem và cả Vô Sắc thiền sư cũng đều la lớn. Thì ra thế đó là Khố Hải Hồi Ðầụ thế võ này xuất xứ ở cầm nã thủ pháp của phái Thiếu Lâm, chứ phái khác không có. Môn cầm nã này chỉ dùng khi sự sống chết kề bên, nên người sử dụng nếu không nắm chắc phần thắng hay không ở trong trường hợp khẩn cấp thì không bao giờ xài tới. Thế Khố Hải Hồi Ðầu là tay trái nắm đầu, tay phải đỡ cằm kẻ địch rồi bẻ mạnh một cái, nếu thành công thì cổ kẻ địch gãy liền, nếu không gãy thì cũng sai khớp xương. Thế sát thủ này lợi hại vô cùng.

Vô Sắc thiền sư thấy nàng sử dụng thế đó không khác gì kẻ đọc cuốn Hiếu kinh trước nhà Khổng Tử và múa búa trước cửa Lỗ Ban. Lão hòa thượng tức cũng không phải mà giận cũng không nên vì thế võ đó lão đã mấy chục năm thao luyện làu thông dù đang ngủ gật cũng có thể sử dụng được. Lão thiền sư liền né mình tiền lên hai bước, tay trái luồn qua ngang người Quách Tường, và đụng vào xương hông của nàng. Ðây là thế Hiệp Sơn Liên Hải (kẹp núi vượt bể) dùng để phá giải thế Khố Hải Hồi Ðầu rất tuyệt diệu. lão hoà thượng khẽ nhắc một cái, thân hình của đối phương liền rời khỏi mặt đất. Ðáng lẽ Quách Tường dùng cánh tay đà khuỷu tay của đối phương xuống là thoát ngay và có thể phản công lại nữa, nhưng vì thân thủ của Vô Sắc thiền sư quá nhanh, chỉ chớp mắt thân hình của nàng đã bị nâng cao khỏi mặt đất rồi, thì làm gì còn giở được thế võ khác ra phản công nữa, như thế tất nhiên nàng thua rồi.

vô Sắc thiền sư tuy chế phục được Quách Tường nhưng sực ngẩn người ra nghĩ:

– Nguy tai, ta chỉ để ý đến sự hơn thua mà không nhận xét sư môn của nàng. Trong mười thế nàng dùng mười thứ kiếm pháp khác nhau như vậy ta biết nói sao đây? Không lẽ nói nàng thuộc phái Thiếu Lâm hay sao?

Quách Tường dùng sức dãy dụa vừa la lớn. Bỗng nghe “keng” một tiếng, trong người nàng có một vật gì rơi xuống. Nhưng Quách Tường không nghe thấy cứ la tiếp:

– Lão hòa thượng còn không buông ta ra ư?

Vô Sắc thiền sư là một cao tăng đắc đạo, coi ai cũng bình đẳng chứ không phân biệt nam nữ, ngựa bò, heo gì cả. Lão hòa thượng ha hả cười nói:

– Tuổi của lão tăng có thể nói được bằng tổ phụ cô nương thì còn sợ xấu hổ gì nữa.

Nói xong Vô Sắc thiền sư hất hai tay một cái. Quách Tường bị băn ra hai trượng.

Sau trận đấu, Quách Tường thua, nhưng qua 10 thế võ, lão sư vẫn chưa nhận ra được môn phái của nàng. Hòa thượng là một người có địa vị nên rất trọng lời nói, đang định lên tiếng chịu thua, nhưng vừa cúi đầu lão chợt thấy dưới chân có một vật gì đen thui, nhìn kỹ mới biết đó là hai vị La Hán bằng sắt.

Bỗng Quách Tường lớn tiếng hỏi:

– Ðại hòa thượng đã chịu thua chưa?

Vô Sắc thiền sư ngẩng mặt lên, hớn hở vừa cười vừa đáp:

– Lão hòa thương khi nào chịu thua! Lão biết lệnh tôn là đại hiệp Quách Tỉnh, lệnh đường là nữ hiệp Hoàng Dung. Còn Ðào Hoa đảo chủ là ông ngoại cô nương, lệnh tôn học kiếm Giang Hồ thất quái, Ðào Hoa đảo chủ, Cửu Chi Thần Cái và các vị tôn trưởng của phái Toàn Chân. Quách nhị Tiểu thư gia học uyên thâm, lệnh tôn quả nhiên danh bất hư truyền.

Thấy lão thiền sư thao thao bất tuyệt, Quách Tường trợn mắt thè lưỡi một lúc lâu không nói được nửa lời, rồi nghĩ thầm:

– Ðại hòa thượng này ghê gớm thật. Trong 10 miếng võ của ta, bao hàm mười võ công của các thân hữu ta thế mà lão vẫn nghĩ ra được.

Vô Sắc thiền sư thấy Quách Tường ngẩn người như mất hồn, liền tủm tỉm cười, cúi xuống nhặt đôi La Hán nhỏ bằng sắt lên, rồi nói:

– Quách nhị cô nương, lão không nói dối trẻ con đâu. Sở dĩ lão nhận ra cô nương là nhờ ở đôi La Hán này. Gần đây cô nương có gặp Dương đại hiệp không? Dương đại hiệp mạnh khỏe chứ?

Quách Tường tỉnh ngộ, liền hỏi lại:

– Chẳng hay lão hiệp có thấy Dương dại ca và Long tỷ tỷ của tôi đâu không? Tôi đến quý tự định thăm dò tin tức của hai người đó. thưa lão hiệp, hai người ấy là vợ chồng Dương đại hiệp ấy mà.

Vô Sắc thiền sư liền đáp:

– Mấy năm trước đây, Dương đại hiệp có tới bổn tự thăm lão tăng, và ở lại chơi vài ngày, rất hợp chuyện với lão tăng. Sau nghe nói, đại hiệp giết vua Mông Cổ ở ngoài thành Tương Dương, tiếng tăm lừng lẫy khắp thiên hạ. Tăng chúng của tệ tự hay tin đó, ai nấy đều hân hoan vô cùng. Nhưng không hay biết hiện giờ ở đâu? Thế ra đại hiệp đã kết hôn rồi đấy? Phu nhân của đại hiệp tất phải là một nữ hiệp văn võ song toàn.

Hai người đều nóng lòng muốn hay biết tin tức của Dương Qua cả, mỗi người hỏi một câu, nhưng không ai trả lời câu hỏi của đối phương hết.

Quách Tường đứng ở trên sườn núi, ngẩn người ra giây lát, mới tiếp:

– Lão hòa thượng còn không biết đại ca của tôi đi đâu, thì còn ai mà biết được chứ?

Ðịnh thần giây lát, nàng lại tiếp:

– Thế ra lão hòa thượng là Vô Sắc thiền sư đấy? Thảo nào võ công của lão hòa thượng cao minh như vậy. À tôi còn chưa cám ơn lão thiền sư biếu quà sinh nhật, tiện đây xin cám ơn lão hòa thượng luôn thể.

Vô Sắc thiền sư mỉm cười đáp:

– Quả thật là không đánh nhau không biết nhau. Khi nào cô nương gặp Dương Qua chớ có nói lão tăng thị lớn bắt nạt nhé!

Quách Tường ngước mắt nhìn những ngọn núi phía xa lìm bìm tự nói:

– Không biết bao giờ mới gặp được anh ấy!

Thì ra, ngày sinh nhật năm Quách Tường 16 tuổi. Dương Qua bỗng có một ý nghĩ mới lạ, là viết thiếp mời các giang hồ đồng đạo đến Tương Dương để mừng sinh nhật Quách Tường. Lúc ấy rất nhiều võ lâm cao thủ của Hắc, Bạch hai đạo nể mặt Dương Qua đến chúc thọ. Người nào dù có việc bận không thể đến cũng sai người mang lễ vật quý báu đến mừng. Vô Sắc thiền sư cũng sai người đem lễ vật đến mừng, món quà lễ chính là đôi La Hán bằng sắt mà Quách Tường đã làm rớt ra đó. Trong bụng đôi Thiết La Hán này có máy móc, cứ lên giây cót xong là đôi Thiết La Hán có thể đấu với nhau, trình diễn cả một pho La Hán Quyền của phái Thiếu Lâm.

Ðôi La Hán này là của một vị tăng chủ chùa xưa kia, tốn bao nhiêu tâm huyết mới chế tạo ra. Tinh xảo tuyệt diệu vô cùng, nên Quách Tường rất ưa thích, cứ đem theo bên mình luôn. Không ngờ Thiết La Hán đó ở trong túi rơi ra để cho Vô Sắc thiền sư nhận được thân phận của nàng.

Quách Tường vừa rồi sử dụng mười thế võ học của mười sư hữu khác nhau, nhưng thế võ nào cũng ảo diệu tuyệt luân, thế cuối cùng là thế võ của Thiếu Lâm. Thế này nàng học được là do tập theo đôi La Hán.

Vô Sắc thiền sư vừa cười vừa nói:

– Ngại vì qui củ của nhà chùa đã có từ các đời trước, nên lào tăng không thể mời Quách nhị cô nương vào chùa ngoạn cảnh được. Xin thứ lỗi.

Quách Tường có vẻ buồn, đáp:

– Không sao, việc tôi muốn hỏi đằng nào tôi cũng đã hỏi rồi.

Vô Sắc thiền sư chỉ Giác Viễn đại sư tiếp:

– Còn việc sư đệ đây thư thả lão tăng sẽ giải thích cho cô nương biết. Bây giờ lão cùng cô nương xuống núi, tìm phạn điếm đãi cô nương vài chun rượu, Chẳng hay cô nương nghĩ sao?

Ðịa vị của Vô Sắc thiền sư ở trong chùa rất cao mà nay bỗng tôn kính một Thiếu nữ trẻ tuổi như Quách Tường, còn tiễn xuống núi long trọng khoản đãi. Các tăng chúng đứng quanh đó thấy vậy đều ngạc nhiên.

Quách Tường liền đáp:

– Ðại sư hà tất phải khách sáo. Tiểu nữ ra tay quá trớn thất lễ với mấy vị sư huynh, mong lão thiền sư xin lỗi hộ. Tiểu nữ xin cáo biệt từ đây. Sau này sẽ có ngày gặp gỡ nhau.

Nói xong, nàng vái chào một cái rồi quay mình đi thẳng xuống núi. Vô Sắc thiền sư vừa cười vừa nói:

– Dù cô nương không muốn lão tăng tiễn đưa, nhưng lão tăng cũng tiễn. Sinh nhật của cô nương lão tăng vì bận tọa quan nên không thân đến mừng được, trong lòng áy náy không yên. Hôm nay cô nương quang lâm tệ tự, nếu lão tăng không cung kính tiễn đưa ba mươi dặm thì trái với đạo đối xử chủ khách.

Quách Tường thấy lão hòa thượng thật lòng mà lời nói lại hào phóng nên cũng muốn kết bạn vong niên với lão. nàng mỉm cười nói:

– Vâng, mời lão sư đi cùng.

Rồi hai người sát cánh xuống núi. Khi qua ngang Lập Tuyết Ðình bỗng nghe có tiếng chân người. Ca hai quay lại xem thì thấy Trương Quân Bảo đang theo sau, nhưng y không dám đến gần. Quách Tường thấy vậy vừa cười vừa nói:

– Bạn họ Trương cũng định tiễn khách xuống núi phải không?

Trương Quân Bảo mặt đỏ bừng, khẽ gật đầu. Lúc ấy, trước sơn môn có một tăng nhân chạy tới, vì y dùng khinh công nên đi rất nhanh. Vô Sắc thiền sư cau mày quay lại hỏi:

– Làm gì mà hấp tấp thế?

Tăng nhân nọ chạy tới trưóc mặt Vô Sắc thiền sư, cúi đầu khẽ nói vài câu. Vô Sắc thiền sư bỗng biến sắc bảo:

– Lại có chuyện như thế à?

Tăng nhân nọ đáp:

– Lão phương trượng xin mời Thủ tọa hãy trở về để thương lượng.

Quách Tường thấy vẻ mặt Vô Sắc thiền sư có vẻ phân vân thì biết ngay trong chùa tất có sự gì xảy ra, liền nói:

– Lão thiền sư, chúng ta là bạn hữu tương giao, trọng nhất là chí tâm chứ như tục lệ này có nghĩa lý gì. Lão thiền sư có việc cứ quay trở lại. Ngày sau trên giang hồ hữu duyên chắc sẽ tái ngộ. Bấy giờ chúng ta sẽ cùng nhau uống rượu và phỉ tình đàm luận.

Vô Sắc cả mừng đáp:

– Dương đại hiệp quý trọng cô nương cũng phải. Cô nương quả thật là một anh hiệp trong nhân quần và cũng là nữ trượng phu nữa. Lão tăng rất vui lòng được kết bạn với cô nương.

Quách Tường mỉm cười đáp:

– Lão sư là bạn của đại ca thì tất nhiên cũng là bạn của tiện nữ.

Nói xong hai người cáo biệt nhau. Vô Sắc thiền sư phất phới hai tay áo rộng trở lại sơn môn.

Quách Tường tiếp tục xuống núi, Trương Quân Bảo theo sau nàng cách chừng năm, sáu bước, không dám đi sát bên. Quách Tường quay lại hỏi:

– Trương sư huynh, tại sao bọn sư lại bắt nạt sư phụ của sư huynh như thế? Sư phụ của sư huynh nội công thâm hậu hà tất phải sợ chúng?

Trương Quân Bảo tiền lên hai bước rồi mới đáp:

– Giới luật trong chùa rất nghiêm ngặt, tăng chúng nào phạm phải lỗi lầm là bị phạt liền, chứ không phải ai cố ý hà hiếp ai đâu mà…

Quách Tường ngạc nhiên hỏi:

– Sư phụ của sư huynh là người hiền đức quân tử. Thật tôi không thấy ai tốt như ông. Ông ta phạm lỗi gì thế? Tôi chắc ông ta thế nào cũng chịu lỗi hộ ai đây, chứ người như ông còn phạm lỗi gì nữa.

Trương Quân Bảo thở dài đáp:

– Việc này chắc cô nương cũng biết căn nguyên của nó. Chỉ bởi cuốn kinh Lăng Già mà nên cả.

– À, tôi nhớ ra rồi, có phải cuốn kinh bị Tiêu Tương Tử và Y Khắc Doãn lấy trộm không?

– Phải đấy, ngày nọ trên đỉnh núi Hoa Sơn Tiểu nhân đã được Dương Qua chỉ bảo cho và chính Tiểu nhân khám xét người chúng, nhưng khi xuống núi Hoa Sơn không tìm thấy tung tích của chúng. Hai thầy trò tiểu nhân đành trở về bẩm cùng phương trượng và Giới Luật Ðường rằng cuốn kinh Lăng Già là bút tích của Ðạt Ma tổ sư đã mất. Thủ tọa Giới Luật Ðường khiển trách thầy trò tiểu nhân trông nom không cẩn thận, để mất cuốn kinh vô giá đó, nên mới phạt nặng như vậy. Sư phụ tiểu nhân biết đáng tội nên không oán than gì cả.

Quách Tường thở dài một tiếng rồi nói:

– Như thế chỉ có gọi là số của sư phụ của chú không may thôi, chứ không thể nào gọi là đáng tội được ?

Nàng tuy hơn Quân Bảo có vài tuổi thôi, nhưng đã nghiễm nhiên tự nhận mình là chị rồi và dõng dạc hỏi tiếp :

– Vì việc nầy mà họ phạt sư phụ của chú không được nói chuyện hay sao ?

Quân Bảo đáp :

– Đó là giới luật tương truyền của các đời tổ sư. Người bị phạm lỗi phải xiềng xích, gánh nước và cấm nói chuyện. Tiểu đệ nghe thấy các lão thiền sư trong chùa nói : người bị tội như thế, tuy là một hình phạt nhưng sự thật rất có ích. Họ nói : người không nói năng gì hết thì tu luyện dễ tinh tiến hơn, còn bị xiềng xích và gánh nước cũng có thể tăng thêm sức khỏe cho mình.

Quách Tường vừa cười vừa nói :

– Như vậy sư phụ của chú không những không bị phạt mà lại là đang tu luyện võ công, như vậy tôi thật đa sự quá.

Quân Bảo vội biện bạch :

– Cô nương có lòng tốt như vậy, sư phụ và tiểu nhân cảm kích vô cùng, không bao giờ dám quên ơn.

Quách Tường khẽ thở dài một tiếng rồi tự nhủ :

– Những người khác đã quên hẳn ta rồi !

Lúc ấy bỗng nghe trong rừng có tiếng lừa kêu. Thì ra con lừa của nàng đang ăn cỏ trong rừng, nàng liền nói :

– Chú Quân Bảo, chú khỏi phải tiển tôi nữa.

Nói xong nàng huýt còi miệng một tiếng gọi con lừa xám tới trước mặt. Quân Bảo có vẻ quyến luyến nhưng không biết nói gì cho phải.

Quách Tường hiểu ý, liền đưa luôn đôi Thiết La Hán trong tay và nói :

– Đây, cái này tôi tặng chú.

Quân Bảo ngơ ngác không dám giơ tay nhận, chỉ đáp :

– Cái này… cái này…

Quách Tường tiếp :

– Tôi đã cho chú thì chú nhận đi.

– Tiểu nhân… tiểu…

Quách Tường liền nhét đôi Thiết La Hán đó vào tay chàng rồi tung mình nhảy lên lưng lừa đi liền.

Ðột nhiên có một người hiện ra trên bực thang đá ở sườn núi lớn tiếng gọi:

– Quách nhị cô nương hãy dừng bước.

Ðó là Vô Sắc thiền sư vừa ở trong chùa chạy ra kêu gọị Quách Tường nghĩ thầm:

– Lão hòa thượng này cũng đa sự thật, hà tất phải tiễn ta chứ!

Vô Sắc thiền sư đi rất nhanh, chỉ giây lát đã đến trước mặt Quách Tường. Lão hòa thượng nói với Quân Bảo:

– Ngươi hãy trở về chùa trước, đừng chạy loạn xạ trong núi, nguy hiểm!

Chờ Quân Bảo đi rồi, Vô Sắc thiền sư lấy trong tay áo ra một mảnh giấy đưa cho Quách Tường và nói:

– Quách nhị cô nương có biết giấy này ai viết không?

Quách Tường nhảy xuống cầm tờ giấy xem, thấy đó là một lá thư, mực viết chưa khô, và có hai hàng chữ như sau: “Mười ngày sau, Côn Luân Tam Thánh sẽ thân hành đến Thiếu Lâm Tự thỉnh giáo võ lâm tuyệt học”. Chữ viết đẹp và nét bút rất đậm đà. Nàng xem một lúc rồi hỏi:

– Lão thiền sư, Côn Luân Tam Thánh là ai thế?

Vô Sắc thiền sư hỏi lại:

– Thế ra cô nương không quen biết họ?

– Không những không quen mà cả cái tên Côn Luân Tam Thánh tôi cũng chưa hề nghe cha mẹ tôi nói đến bao giờ.

Vô Sắc thiền sư liền hỏi:

– Thế thì lạ thật.

Quách Tường vội hỏi:

– Có điều gì lạ thế hở lão thiền sư?

Vô Sắc đáp:

– Dù tôi mới gặp cô nương lần đầu nhưng tôi coi cô nương cũng như cố nhân. Việc này tôi có thể nói thật cho cô nương hay. Cô nương có biết tờ giấy này kiếm thấy ở đâu không?

Quách Tường hỏi:

– Côn Luân Tam Thánh phái người đem đến, phải không?

Vô Sắc thiền sư đáp:

– Nếu chúng phái người đem tới thì không có gì lạ. Chính vì Thiếu Lâm trụ trì mấy trăm năm nay được mệnh danh là nguồn gốc võ học võ lâm nên thỉnh thoảng có những bực cao thủ đến khiêu khích để so sánh tài nghệ. lần nào có người dền chùa tỷ võ thì chúng tôi cũng khoản đãi tử tắ, nếu có thể thoái thác cho xong, vì chúng tôi là người tu hành cần phải chú trọng đến hai điểm: Không hờn không giận và không được sinh cường tranh thếng. Nếu ngày ngày đánh nhau với người, còn gọi là đệ tử của Phật sao được.

Quách Tường gật đầu nói:

– Lão thiền sư nói rất phải.

Vô Sắc tiếp:

– Nhưng các võ sư đó đến chùa này không biểu diễn được vài thế võ thì trong người bứt rứt khó chịu. La Hán Ðường của Thiếu Lâm Tự chuyên môn dùng lễ tiếp đãi các võ sư tới khiêu chiền.

Quách Tường vừa cười vừa đáp:

– Thế ra lão thiền sư chuyên môn phụ trách đánh nhau với người đấy à?

Vô Sắc thiền sư gượng cười đáp:

– Nếu có một võ sư tới khiêu chiền thì đệ tử của bổn đường cũng có thể đối phó, lão không cần phải ra tay. nhưng hôm nay thấy thân thủ của cô nương khác thường nên lão mới lên đấu thử xem.

Quách Tường vừa cười vừa đáp:

– Thế ra lão thiền sư tâng bốc tôi quá.

– Chà, lão tăng nói càng xa vấn đề mất rồi. Không dám giấu cô nương, tờ giấy này chúng tôi lấy được trong tay tượng Phật Giáng Long La Hán trong La Hán Ðường.

– Ai để vào tay tượng Phật thế?

Vô Sắc thiền sư gãi đầu một hồi rồi đáp:

– Nào có biết. Thiết nghĩ chùa Thiếu Lâm có mấy trăm tăng chúng, nếu có người lên sao lại không ai trông thấy? Nhất là trong La Hán Ðường lúc nào cũng có 8 đệ tử luôn phiên canh gác cả ngày lẫn đêm. Vừa rồi có hai người thấy trong tượng Phật có tờ giấy bay phất phơ, mà không thấy ai, thế mới lạ. Chúng vội vào báo cho phương trượng hay và phương trượng cho người gọi lão về là thế.

Quách Tường nghe đến đó đã hiểu rõ ý nghĩ của Vô Sắc thiền sư, liền hỏi:

– Có phải lão thiền sư nghĩ tôi thông đồng với Côn Luân Tam Thánh chăng? Tôi ở ngoài chùa quấy nhiễu để cho ba tên kia lẻn vào đặt giấy phải không?

Vô Sắc thiền sư đáp:

– Có khi nào lão nghĩ cô nương, nhưng lão phương trượng và Vô Tướng sư huynh thì quả có nghi ngờ cô nương. Vì hai vị đó thấy cô nương vừa rời khỏi chùa bỗng phát hiện tờ giấy này, như vậy họ không nghi sao được?

Quách Tường liền đáp:

– Tôi đã nói thật với lão thiền sư là tôi không quen biết ba tên ấy. Ðại hòa thượng sợ quái gì? Mười ngày sau đây, nếu chúng dám tới, thì cứ đấu với chúng một trận, xem ai hơn ai kém, đã sao nào?

Vô Sắc đáp:

– Lão hòa thượng này có sợ gì hãi gì đâu? Nếu cô nương không liên can với chúng là lão cô nương này khỏi lo ngại nữa.

Lúc này Quách Tường mới hay Vô Sắc thiền sư có lòng tốt với mình. Nàng nghĩ thầm:

– Có lẽ lão hòa thượng chỉ sợ Côn Luân Tam Thánh quen biết mình, thì lúc đấu võ không biết xử trí ra sao cho phải! Lỡ tay một cái, có phải mất lòng ta không?

Nghĩ đoạn, nàng liền nói:

– Nếu bọn chúng tới đây, tỏ vẻ lịch sự mà yêu cầu nghiên cứu võ công với nhau thì thôi. Bằng không, đại hòa thượng cứ đánh cho chúng một mẻ nên thân. Cứ xem những chữ chúng viết trên tờ giấy này, đủ thấy chúng ngông cuồng bực nào…

Ðoạn nàng bỗng nghĩ ra một việc, lại lên tiếng:

– Hay là trong chùa này có người đã thông đồng với chúng nên đã gài tờ giấy này vào bàn tay tượng Phật?

Vô Sắc liền đáp:

– Chúng tôi cũng đã nghĩ tới điều ấy, nhưng trong chùa này không ai dám phản trắc đâu! Hơn nữa, bàn tay của Phật Giáng Long La Hán cách mặt đất hơn ba trượng, ngày thường quét bụi cũng phải đóng giá leo lên. Còn người có khinh công cao siêu đến đâu cũng không nhảy lên tới trên ấy. Trong chùa này dù có tên phản nghịch đi chăng nữa, y cũng không thể nào nhảy cao như thế.

Thấy Vô Sắc nói kỳ lạ như vậy, Quách Tường lại càng muốn được gặp mặt Côn Luân Tam Thánh để xem chúng là những nhân vật ra sao? Ðồng thời nàng cũng muốn được xem Tam Thánh đấu võ với các tăng nhân trong chùa, xem ai được ai thua. Nhưng chùa Thiếu Lâm có lệ không tiếp đãi nữ khách, nàng chắc rằng không thể nào xem được trận đấu ngoạn mục ấy. Vô Sắc thiền sư thấy nàng cúi đầu nghĩ ngợi, lại tưởng lầm nàng đang nghĩ kế hộ bổn chùa, liền nói:

– Chùa Thiếu Lâm trong một ngàn năm nay, đã trải qua không biết bao nhiêu phong ba bão táp, nhưng rút cuộc đều bình yên. Nay Côn Luân Tam Thánh đã quyết tâm khó dễ chúng tôi, thì chùa Thiếu Lâm này cũng không khi nào để cho họ làm mất oai phong đã gây trong ngàn năm qua được. Chỉ nửa tháng nữa là cùng, cô nương sẽ nghe thấy tin đồn của giang hồ, và sẽ biết Côn Luân Tam Thánh có phá hủy được chùa Thiếu Lâm này hay không?

Nói tới đây, Vô Sắc thiền sư bỗng trở nên khẳng khái như hồi tráng niên. Thấy vậy, Quách Tường vừa cười vừa nói:

– Hồi nãy đại hòa thượng nói không hờn giận tại sao bây giờ lại khẳng khái như thế? Chẳng lẽ bây giờ đại hòa thượng không phải là nhà sư sao? Thôi được, nửa tháng sau tôi xin chờ đợi tin mừng vậy!

Nói xong, nàng nhảy lên lưng lừa rồi hai người cùng nhìn nhau tủm tỉm cười. Quách Tường thúc lừa phi thẳng xuống chân núi, lòng đinh ninh thế nào cũng phải xem cho kỳ được trận đấu này.

Quách Tường nghĩ thầm:

– Ta phải nghĩ ra một cách thật hoàn hảo để 10 ngày sau sẽ vào Thiếu Lâm Tự thưởng thức trận đấu hiếm có ấy. Nhưng chưa chắc bên Côn Luân Tam Thánh là những nhân vật cao thủ thực sự. Nếu chúng vừa ra tay tranh đấu đã bị bọn đại hòa thượng đánh ngã thì trận đấu ấy thật là chán ngắt! Quí hồ ba người đó có độ một nửa bản lãnh của ông ngoại hay của đại ca thì trận đấu đại náo chùa Thiếu Lâm mới náo nhiệt được.

Nghĩ tới Dương Qua, nàng u uất vô cùng. Trong ba năm nay, nàng đã tìm kiếm khắp mọi nơi mà vẫn không thấy hình bóng của Dương Qua mà nàng vẫn nghĩ tới luôn:

– Sự thật, ta có tìm thấy đại ca thì cũng thế thôi chứ có nghĩa lý gì dâu, mà ta còn mang mối tương tư sầu não nặng thêm! Sở dĩ Dương đại ca lánh mặt ta cũng chỉ muốn cho ta khỏi đau khổ. Huống chi chàng chỉ là hoa trong gương, trăng trong nước, rốt cuộc vẫn hoàn không. Nhưng không hiểu sao ta vẫn cứ nhớ, vẫn muốn tìm chàng cho được.

Nàng vừa đi vừa nghĩ, mặc con lừa xám đi đâu thì đi. Con vật ấy ngao du khắp núi Thiếu Thất, rồi đi thẳng về phía Tây, không thấy hình bóng của Dương Qua mà nàng vẫn nghĩ tới luôn : “Sự thật, ta có tìm thấy đại ca thì cũng chỉ thế thôi chớ có nghĩa lý gì đâu, mà ta còn mang mối tương tư sầu não nặng thêm ! Sở dĩ Dương đại ca lánh mặt ta cũng chỉ muốn cho ta khỏi đau khổ. Vốn biết chàng chỉ là hoa trong gương, trăng dưới nước, rốt cuộc không vẫn hoàn không. Nhưng, không hiểu tại sao ta vẫn cứ nhớ, vẫn muốn tìm người cho được !”

Nàng vừa đi vừa nghĩ, mặc cho con lừa xám đi đâu thì đi. Con vật ấy ngao du khắp núi Thiếu Thất, rồi đi thẳng về phía tây, không bao lâu nàng vào địa giới Trung Sơn. Nàng quay lại nhìn ngọn núi Đông của núi Thiếu Thất, thấy nó cao chót vót, suốt dọc đường phong cảnh rất đẹp. Nàng ngao du mấy ngày liền, hôm đó đi tới Tam Hưu đại, nàng liền nghĩ : “Tại sao nơi đây lại gọi là Tam Hưu ? Không biết Tam Hưu đây chỉ Tam Hưu nào, vì đời người ta có hàng vạn Hưu chớ có riêng gì Tam Hưu đâu ?”

Nghĩ tới đó nàng lại quay về phía Bắc, vượt qua một sơn lãnh, liền thấy hơn ba năm cây Cổ Bách mọc rất cao và quay tròn như bông hoa.

Nàng đang đứng ngắm bỗng nghe chỗ eo núi có tiếng đờn văng vẳng, nàng ngạc nhiên vô cùng và nghĩ :

– Nơi hoang vu nầy, sao lại có các ẩn sĩ hưởng sự an nhàn như thế ?

Nàng được mẹ giáo dục từ hồi còn nhỏ nên cầm, kỳ, thi, họa đều hiểu biết. Như sẵn khiếu thông minh, thỉng thoảng nàng dượt cầm và thơ với Hoàng Dược Sư, phát biểu một vài ý kiến rất độc đáo khiến ông ngoại phải khen ngợi luôn. Lúc nầy, nàng nghe tiếng đờn, lòng hiếu kỳ thúc đẩy, liền xuống lừa từ từ đi thẳng về phía có tiếng đờn vọng ra.

Nàng đi được vài chục trượng, nghe tiếng đờn xen lẫn những tiếng hót của loài chim. Lúc đầu nàng không chú ý cho lắm, tới khi lắng nghe nàng mới hay tiếng đờn và tiếng chim hót đang đối đáp nhau. Nàng vội ẩn sau cây hoa đưa mắt nhìn về phía người gảy đờn, thấy dưới ba cây thông lớn có một người đàn ông mặc áo trắng ngồi xoay lưng về phía mình, để cây Tiêu Vĩ cầm trên đùi và đang độc tấu. Trên những cành cây xung quanh người đó có rất nhiều chim. Hoàng anh, đỗ quyên, sáo, nhồng, sơn ca v.v.. đang vừ hỏi vừa đáp với đàn, một đôi khi chúng còn đồng thanh hoạ xướng nữa.

Quách Tường nghĩ thầm :

– Trong những điệu đàn mà ông ngoại ta đã nói, có một bản “Không Sơn Điểu Ngũ” thất truyền từ lâu, chẳng lẽ lại là bài nầy chăng ?

Nàng nghe một lúc, thấy tiếng đàn càng phút càng kêu, và càng kêu bao nhiêu càng khiến người nghe say sưa bấy nhiêu. Những đàn chim trên cây đều lẳng lặng nghe đàn, bỗng có tiếng cánh vỗ lên bốn bề. Thì ra lại có vô số chim khác ở các nơi bay tụ tập đậu trên các cành cây quanh đó. Cũng có một vài con bay lượn trên không, lông ngũ sắc của chúng loè loẹt, thật là một kỳ quan. Tiếng đờn tuy bình hòa trung chính như người đờn nghiễm nhiên là một vương giả vậy.

Quách Tường kinh hãi vô cùng và nghĩ rằng :

– Người này dùng tiếng đờn mà tụ tập được bấy nhiêu chim, chẳng lẽ bàn đờn này là Bách Điêu kiều phụng sao ?

Dùng âm nhạc mà cảm ứng được cầm thú, không lấy gì làm lạ cho lắm. Cổ nhân có nói : “Đối ngưu đàn cầm” nghĩa là con bò không biết nghe đàn. Sự thật, người lúc bấy giờ biết dùng âm nhạc làm cho bò cái tăng thêm chất sữa và dùng làn sóng của tiếng động để dụ cá vào lưới, thậm chí còn dùng âm nhạc làm cho các thực vật mọc mầm thêm mau lẹ. Những việc hô cầm huấn thú, thúc rắn khiêu vũ đời nào cũng có.

Nhắc lại Quách Tường, từ khi nghe tiếng đàn, càng nghe càng kỳ lạ và nghĩ thầm :

– Chỉ tiếc ông ngoại ta không có ở đây, nếu có thì cây sáo ngọc vô song của ông ngoại ta họa ở tiếng đờn của người nầy thì thật là tuyệt.

Người nọ gảy tới khúc sau cùng, tiếng đàn càng thấp, những chim đậu trên cây bỗng nhiên bay lên lượn múa. Đôt nhiên nghe một tiếng “keng” tiếng đàn im bặt, còn bầy chim bay lượn trên không dần dần cũng giải tán sau khi tiếng đàn dứt. Người nọ lại gảy mấy tiếng ngắn rồi khẽ ngâm : “Bạch nhật hà đoản đoản, Bách niên khổ dị mãn, thương cùng hiệu mang mang. Vạn kiếp thái cực trường. Ma cô thi lưỡng bân, Nhất Bán Dĩ thành xương, Thiên công kiến ngọc nữ, Đại tiếu ức thiên trường. Ngô dục lãm lục long. Hồi xa vãng Phù Tang, Bắc đẩu chước mỹ tưu. Khuyến long cát nhất thương, Phú quí phi sở nguyện. Vi nhân trú nhan quan”.

(Ban ngày sao ngắn vậy, trăm năm sao chóng hết, trời đất thật bao la, vạn kiếp quá dài như thái cực. Ma cô (trong bát tiên) buông xuôi hai đuôi sam, một nữa đà bạc như sương tuyết, ông trời gặp ngọc nữ cười hàng nghìn ức phen, ta định ôm sát con rồng, quay xe đi Phù Tang, mua rượu ngon ở Bắc đẩu, khuyên mời rồng uống một ly. Phú quý ta không mong, quanh năm chỉ làm đẹp cho người thôi).

Tiếng ngâm của người nọ rất bi đát, hình như chàng cảm thấy đời người lo buồn và hoạn nạn không sao dứt được Quánh Tường đang ngẫng người ra nghe bỗng nước mắt nhỏ xuống hai má. Người nọ ngâm xong ngẫng mặt lên trời và nói :

– Ôm trường kiếm, trợn ngược lông mày tại sao nước xanh và đá trắng mà rời rạc nhau như thế ! Trên đời nếu không có bạn tri âm, dù sống lâu tới ngàn tuổi cũng vô ích !

Vị tri kỷ giả, dụng

Một bà bạn tôi ở Nữu Ước, bà Gent, mướn một người ở gái và hẹn chị ta thứ hai sau lại bắt đầu làm việc. Trong thời gian đó, bà kêu điện thoại hỏi một người chủ cũ về hạnh kiểm của chị tạ Người chủ đó không hài lòng về chị ta lắm… Nhưng khi chị lại, bà Gent nói: “Chị Nellie, hôm nay tôi kêu điện thoại hỏi bà chủ cũ của chị. Bà ấy nói chị ngay thẳng và đứng đắn, giỏi làm bếp và khéo săn sóc trẻ em. Nhưng bà ấy có thêm rằng, chị không siêng năng, nhà không bao giờ lau chùi kỹ. Riêng tôi, tôi tin rằng bà ấy nói quá đáng. Tôi coi người chị cũng biết chị cẩn thận. Chị sửa soạn thật gọn gàng. Tôi chắc rằng chị chăm nom nhà cửa không có chỗ nào đáng chê, cũng như cách ăn bận của chị vậy. Rồi chị coi, chắc chắn chị sẽ vừa ý tôi lắm”. 

Và mọi sự được vừa ý thiệt. Chị Nellie muốn xứng đáng với lời khen của bà chủ. Và chị xứng đáng thiệt. Nhà cửa sạch bóng. Mỗi ngày chị làm phụ một giờ nữa để cọ, lau, chứ không chịu để cho bà Gent thất vọng.

ông hội trưởng Công ty Baldwin sản xuất đầu xe lửa nói:

“Những người đã trọng ta, mà ta lại biết mến tài họ, thì dễ chỉ huy họ lắm”.

Tóm lại, nếu bạn muốn cho ai phát triển một đức tính nào, bạn nên hành động như đức tính đó đã là một đặc sắc rõ ràng nhất của người đó. Shakespeare nói: “Nếu bạn còn thiếu một đức tính, cứ xử sự như đã có nó rồi”. Muốn cải thiện một người, bạn cứ ra vẻ tin người đó có đức tính này đức tính nọ đi. Tỏ ra tin cậy người đó đi, khen họ đi: Họ sẽ gắng sức phi thường để xứng đáng với lời khen của bạn.

Trong cuốn “Ký ức cuộc đời sống chung với Maeterlinck”, bà Georgette Leblanc kể chuyện một sự thay đổi dị thường trong đời một cô bé nước Bỉ.

Bà nói: “Tôi ăn cơm tháng tại một khách sạn gần nhà và họ cho một người hầu gái đem lại nhà tôi. Tên chị là “Marie rửa chén” vì hồi mới vô làm, người ta để chị rửa chén. Chị xấu như quỷ, mắt lé, chân đi chữ bát, gây giơ xương, đần độn.

Một hôm, trong khi chị đặt bàn, tôi đột ngột bảo chị:

”Chị Marie, chị có rất nhiều chỗ đáng quý, chị có biết không?”.

Vì quen giấu tình cảm của mình, chị đứng thừ ra một lúc, câm như hến và trơ như đá. Rồi đặt đĩa lên bàn, chị thở dài, ngây ngô nói: “Thưa bà, thiệt tôi không bao giờ ngờ như vậy”. Chị không hỏi thêm một câu, lặng lẽ trở vô bếp và nhắc đi nhắc lại lời tôi đã nói cho mọi người nghe.

Lòng tin của chị mạnh tới nỗi không ai nỡ chế giễu chị, mà từ hôm đó, còn hơi nể chị nữa. Nhưng sự thay đổi lạ lùng nhất, chính là sự biến hóa của thâm tâm chị. Tin chắc rằng chị có nhiều chỗ đáng quý mà không ai biết, chị hăng hái sửa soạn, trau giồi nhan sắc đến nỗi tuổi xuân của chị mà chị quên bẵng đi, trở lại rực rỡ trên nét mặt chị và người ta không thấy chị xấu nữa.

Hai tháng sau, lúc tôi dọn nhà, chị cho tôi hay sắp thành hôn với cháu đầu bếp chánh. Chị ta nói: “Tôi sắp được sang trọng” và cám ơn tôi. Chỉ có một câu ngắn mà thay đổi cả đời chị ta”.

Bà Georgette Leblanc đã khen chị Marie và lời khen đó đã thay đổi hẳn người đàn bà đó.

Mới rồi tôi được hầu chuyện một ông giám đốc Công ty “exchange Buffets”. Hai mươi sáu tiệm, cao lâu hợp lại thành công ty đó và cùng theo một chính sách đặc biệt, lấy “danh dự” làm trọng.

Trong những tiệm đó, sáng lập từ năm 1885, không bao giờ người ta đưa giấy tính tiền cho khách hàng hết. Bạn muốn kêu món gì thì kêu, ăn xong rồi, bạn tính tiền lấy, rồi khi ra, đem lại quỹ trả. Không kiểm soát gì hết, không có thẻ gì hết.

Tôi ngạc nhiên lắm, hỏi:

“Nhưng ông phải có vài người giám thị chứ? Không thể tin hết thảy các khách ăn được”.

– Chúng tôi không có người giám thị nào hết – Ông giám đốc trả lời – Có lẽ cũng có người ăn quịt, nhưng chúng tôi không cần biết tới. Chúng tôi chỉ biết rằng chính sách của chúng tôi hẳn có chỗ hay, nếu không thì sao đã thịnh vượng trong nửa thế kỷ nay được?

Tại những cao lâu đó, khách ăn được đãi như người lương thiện, biết trọng danh dự. Cho nên hết thảy, giàu, nghèo, ăn trộm, ăn xin… đều muốn được xứng đáng với lòng tin cậy của chủ tiệm.

ông Lawes, giám đốc khám Sing Sing còn nói:

“Đối với một quân vô lại, muốn cho được việc, chỉ có mỗi một cách là tỏ vẻ tin cậy nó, đãi nó như một công dân lương thiện và đáng trọng, cứ nhận ngay rằng nó trung thực, đứng đắn. Được bạn tin cậy, nó phỉnh mũi ra và có lẽ gắng sức để được xứng đáng lòng tin đó”.

Lời đó hay và đúng đến nỗi tôi muốn nhắc lại đây:

“Đối với một quân vô lại, muốn cho được việc, chỉ có mỗi một cách là tỏ vẻ tin cậy nó, đãi nó như một công dân lương thiện và đáng trọng, cứ nhận ngay rằng nó trung thực, đứng đắn. Được bạn tin cậy, nó phỉnh mũi ra và có lẽ gắng sức để được xứng đáng với lòng tin đó”.

Vậy, muốn sửa đổi một người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ:

“Bạn gây cho người ấy một thanh danh rồi họ sẽ gắng sức để được xứng thanh danh đó”.

Đó là quy tắc thứ 7.

(Đắc nhân tâm)

Xã hơi

Nhiều người, mắc cái tật nói nhiều quá, khi muốn cho kẻ khác tin theo mình. Nhất là những người bán hàng thường mắc tật đó nhiều lắm. Phải để cho người khác trút bầu tâm sự của họ ra. Họ biết rõ hơn bạn công việc của họ, vấn đề của họ. Hỏi họ vài câu rồi để họ mặc ý diễn thuyết.

Nếu bạn không đồng ý với họ, tất bạn muốn ngắt lời họ. Nhưng xin đừng. Nguy hiểm lắm. Khi họ chưa được thỏa lòng bày tỏ kỹ hết những ý của họ, thì họ không nghe bạn đâu! Bạn hãy kiên tâm và không thiên vị, chịu khó chú ý nghe họ cùng khuyến khích cho họ bày tỏ hết tư tưởng sâu kín của họ ra.

Thật đó có kết quả mỹ mãn trong công việc làm ăn không? Xin bạn hãy nghe chuyện một người vô tình mà bắt buộc phải dùng thuật ấy.

Một trong những hãng sản xuất xe hơi lớn nhất ở Mỹ yêu cầu các nhà sản xuất cho mẫu để làm nệm xe. Vụ làm ăn đó lớn lắm, vì giao kèo sẽ thi hành trong một năm. Mỗi nhà bán da đều có người thay mặt mang mẫu hàng lại. Hội đồng quản trị hãng xe hơi xem xét kỹ các mẫu hàng rồi mời các người thay mặt đó lại một lần cuối cùng để bênh vực thứ hàng của họ. Đó là cơ hội tối hậu để được mối hàng hay không. Tới phiên ông G.B.R., một trong ba người bán hàng. Nhưng buổi sáng hôm đó, ông thức dậy, thấy cuống họng đau lắm.

ông ta kể lại:

“Tôi mất hẳn tiếng. Chỉ có thể nói khào khào, nho nhỏ, không ai nghe rõ được cả.

Tôi được đưa vào một phòng. Tại đó đã có viên kỹ sư coi xưởng dệt, viên chủ sự coi việc mua, viên chủ sự coi việc bán và ông hội trưởng công tỵ Tôi gắng hết sức để nói, nhưng chỉ phát ra được một tiếng khàn khàn.

Chúng tôi ngồi chung quanh một cái bàn tròn. Tôi liền viết lên tời giấy câu này: “Thưa các Ngài, tôi xin lỗi các Ngài; tôi đau cuống họng nói không ra tiếng”.

ông hội trưởng nói:

“Tôi sẽ nói thay ông”.

Mà thiệt vậy, ông nói thay tôi. Ông đưa những mẫu hàng của tôi ra, và khoe nó tốt. Một cuộc bàn cãi hăng hái nổi lên vì ông hội trưởng thay lời cho tôi, cho nên ông bênh vực hàng của tôi. Tôi chỉ dự vào cuộc thảo luận đó bằng cách mỉm cười, nhún vai và làm vài điệu bộ.

Kết quả cuộc tranh luận lạ lùng đó, là hãng xe ký giao kèo với hãng của tôi và xin cho bạn hay rằng, giao kèo ký kết mua tới một triệu thước da, đáng giá 1.600.000 mỹ kim. Chưa bao giờ tôi lãnh được một mối hàng quan trọng như vậy.

Tôi biết rằng nếu tôi nói được như thường thì tôi đã mất mối hàng đó, vì tôi có một quan niệm hoàn toàn lầm lẫn về cách mời hàng. Nhờ trường hợp bất ngờ đó mà tôi thấy rằng im đi, để người khác nói, lại lợi nhiều cho ta.

ông Joseph S.Webb, thanh tra Công ty Điện khí ở Philadelphie, cũng tìm thấy chân lý đó khi ông đi thanh tra tại Pensylvaniẹ Ông cùng viên đại lý tại miền đó, đi thăm một khu có nhiều người Hòa Lan làm chủ trại.

Khi đi qua một gian nhà sạch sẽ, ông hỏi: “Tại sao bọn này không dùng điện?”. Viên đại lý trả lời bằng một giọng chán nản:

“Họ keo bẩn lắm, vô phương kể. Mà họ lại còn ghét công ty của ta nữa. Tôi đã thử đủ cách… Vô hy vọng!

ông Webb nói:

– Mặc dầu vậy, ta cứ thử xem.

ông gõ cửa. Cửa he hé mở, để thò cái mũi của một bà già ra. Bà ấy tên là Druckenbrod.

ông Webb sau này kể lại:

“Khi trông thấy chúng tôi, bà ta đóng mạnh cánh cửa lại một cái rầm ngay trước mũi chúng tôi. Tôi lại gõ cửa nữa: bà ta lại hiện ra, nhưng lần này để mạt sát chúng tôi và công ty chúng tôi…

Tôi bèn cho bà ấy hay rằng:

– Thưa bà, tôi ân hận đã làm phiền bà. Tôi lại đây không phải vì điện đâu, mà chỉ vì muốn mua của bà vài cái trứng gà thôi.

Bà ta hé mở cánh cửa rộng thêm chút nữa rồi nhìn chúng tôi từ đầu tới chân, với một vẻ nghi ngờ.

– Vâng, tôi thấy những con gà ấp của bà tốt quá, giống gà tàu phải không, thưa bà?… Tôi muốn xin bà bán cho tôi một chục trứng mới.

Tánh tò mò của bà bị kích thích. Lần này bà mở toang cửa ra và hỏi:

– Sao ông biết là gà tàu?

– … Chính tôi cũng nuôi gà, và tôi chưa từng thấy gà nào tốt như gà bà.

Bà ta hỏi tôi, có vẻ ngờ vực:

– Nếu vậy, ông đã có trứng rồi, sao còn hỏi mua?

– Vì gà của tôi là gà ta, đẻ trứng trắng. Mà bà biết rằng trứng gà ta làm bánh không tốt bằng trứng gà tàu. Mà nhà tôi nhất định làm bánh cho thiệt ngon kia.

Bà Druckenbrod tiến hẳn ra ngoài cửa, vẻ mặt dễ chịu hơn.

Trong lúc đó, tôi ngó chung quanh tôi và thấy một gian nhà làm bơ, phó mát, bề ngoài có vẻ sạch sẽ. Tôi liền tiếp:

– Mà tôi dám cá với bà rằng bầy gà của bà có lời nhiều hơn là sở sữa của ông nhà.

Trúng rồi đây! Cá cắn câu rồi. Bà ta vinh hãnh tuyên bố rằng trứng lời hơn là bơ, sữa. Nhưng không thể nào nói cho lão già cứng cổ và xuẩn đó nghe được hết.

Bà ta mời chúng tôi đi coi chuồng gà. Tôi thấy bà chế ra được nhiều đồ thiệt tài tình và tôi tỏ lời khen. Tôi chỉ cho bà vài món trộn cho gà ăn và những nhiệt độ không khí có lợi nhất cho gà. Tôi lại nhờ bà chỉ bảo tôi vài điều. Rồi chúng tôi thành đôi bạn tri kỷ, kể lể tâm sự với nhau.

Được một lúc, bà ta nói rằng vài người hàng xóm đã cho mắc điện vào chuồng gà và thấy kết quả mỹ mãn. Bà xin tôi thành thực cho biết ý kiến nên bắt chước họ không?

Hai tuần sau, đàn gà tàu của bà Druckenbrod vui vẻ cúc cúc và bới đất dưới ánh sáng đèn điện.

Tôi được thêm một khách hàng nữa mà bà ta được nhiều trứng thêm vì gà đẻ nhiều hơn. Cả hai chúng tôi đều hài lòng.

Nhưng nếu tôi không để cho bà ta nói trước, nói cho thỏa thích, rồi tự ý tin rằng mắc điện vào nhà là lợi, thì tôi có được kết quả đó không?”.

Có những kẻ như vậy: để tự ý họ mua chứ không mời ép được.

Mới rồi, trong tờ báo New york Herald Tribune, một hãng nọ có đăng quảng cáo cần một người có tài năng và kinh nghiệm đặc biệt. Ông Charles T.Cubellis viết thư xin việc và vài ngày sau nhận được giấy mời. Không để mất một phút, ông lại ngay đường Wall Street thu hết thảy những tài liệu về người sáng lập và ông chủ hãng hiện tại.

Trong khi nói chuyện với ông chủ đó, ông Cubellis nói:

“Tôi sẽ lấy làm hân hạnh lắm, nếu được giúp việc một hãng có quá khứ rực rỡ như hãng ông… Hình như ông bắt đầu ganh đua trên đường thương mãi từ hồi 28 tuổi, và vốn chỉ vỏn vẹn có một phòng giấy nhỏ và người giúp việc chỉ có mỗi một thư ký đánh máy. Phải như vậy không, thưa ông?”.

Phần nhiều những người đã thành công thích nhớ lại những khó khăn buổi đầu. Ông này cũng không ra ngoài lệ đó. Ông đã mở hãng với cái vốn 450 mỹ kim và một ý mới trong đầu. Ông đã thắng được hết những nỗi thất vọng, những lời phúng thích cay chua, làm việc 12 giờ tới 16 giờ một ngày, chủ nhật hay ngày lễ cũng vậy. Và bây giờ chính những nhà đại tư bản ở Wall Street đều lại nhờ ông chỉ bảo. Ông đắc chí lắm về chỗ có quyền hành như vậy. Mà thật tình ông đắc chí là phải. Kể lại những chuyện đó, ông hoan hỉ vô cùng.

Sau cùng, ông hỏi qua loa về lý lịch ông Cubellis, rồi mời ông phó hội trưởng lại nói: “Tôi tưởng ông này giúp việc cho chúng ta được”.

ông Cubellis đã chịu khó kiếm tài liệu về ông chủ mà ông muốn được giúp việc. Như vậy ông tỏ rằng ông quan tâm tới ông chủ đó và xí nghiệp của ông tạ Ông lại khuyến khích cho ông chủ nói. Vì vậy mà gây được mỹ cảm rất dễ dàng.

Chúng ta nên nhớ rằng bạn thân của chúng ta thích nói về những tài năng của họ hơn là thích nghe ta kể những tài năng của ta.

La Rochefoucauld nói: “Ta tỏ ra vẻ hơn bạn, thì bạn sẽ thành kẻ thù của ta; chịu nhường bạn, thì bạn sẽ liên kết với ta”.

Thực vậy, khi họ hơn ta, họ muốn tỏ sự quan trọng của họ ra; nếu trái lại, họ thấy kém ta thì họ sẽ ganh ghét ta.

Một câu phương ngôn Đức nói: “Không có nỗi vui nào hoàn toàn đầy đủ bằng cái vui hiểm ác được thấy kẻ trước kia mình thèm muốn địa vị, nay bị sa cơ lỡ bước”.

Thiệt vậy, chắc có nhiều bạn thân của ta thấy chúng ta lỡ làng lại vui hơn là thấy chúng ta sung sướng.

Cho nên phải kín đáo: Đừng nói tới sự thành công của ta; như vậy người chung quanh chắc chắn sẽ vui lòng. Văn sĩ irwin Cobb hiểu điều ấy. Một hôm tại tòa án, khi đứng làm chứng cho một người bạn, một ông luật sư nói với ông: “Thưa ông, tôi biết rằng ông là một trong những văn sĩ nổi danh ở Mỹ, có phải không ạ?”. Ông Cobb trả lời: “Thưa ông, có lẽ tôi chỉ là người gặp nhiều may mắn nhất mà thôi”.

Chúng ta phải nhũn nhặn vì chúng ta chỉ là phàm nhân. Trăm năm nữa, bạn và tôi đều không còn nữa và chẳng ai còn nhớ tới chúng ta cả. Đời thật ngắn ngủi. Có biết bao việc nên làm, hơi đâu bắt kẻ chung quanh ta phải nghe ta kể lể những đức tính, những thành công của tạ Nên để cho họ nói. Mà nghĩ cho kỹ, chúng ta có gì đáng tự phụ đâu? Bạn có biết ngu xuẩn với thông minh khác nhau sao không? Rất ít: chỉ hơn kém nhau một chút xíu chất i- Ốt (iode) trong hạch giáp trạng tuyến của tạ Nếu một y sĩ mổ hạch, lấy chất i- Ốt trong đó ra thì bạn sẽ thành ra ngu xuẩn. Chỉ nhờ vài giọt i- Ốt, mà tiệm bào chế nào cũng có bán nên bạn khỏi phải sống trong các dưỡng đường dành cho những kẻ bất thành nhân. Chỉ chờ có bấy nhiêu đó thôi: Vài giọt i- Ốt! Thiệt chẳng có chi đáng khoe khoang hết!

Vậy, muốn cho người khác theo ý bạn, thì…

“Bạn cứ để người đó nói cho thỏa thích”.

Đó là quy tắc thứ sáu.

Giọng Quảng, Tiếng Quảng Bình

Đã bao giờ bạn phải khóc trước một câu hát, đã bao giờ bạn ngậm ngùi khi nhớ một giọng quê? Riêng tôi, tôi đã nhớ, đã thèm đến cháy bỏng một câu nói “răng, rứa, mô, tê” quen thuộc quê mình khi sống giữa chốn Hà thành đô hội. Giọng xưa Quảng, hai tiếng ấy quá dỗi thiêng liêng, trìu mến. Tiếng quê mà xa ai cũng nhớ, nghe lại bồi hồi. Người miền Bắc bảo: Giọng Quảng Bình nghe nó cứ nằng nặng làm sao ấy. Không nặng sao được một khi nó là lời ăn tiếng nói hàng ngày của những người dân miền Trung lam lũ, khắc khổ, một nắng hai sương lặn lội với hạt lúa, củ khoai. Phải chăng trong tiếng nói của người miền Trung chất chứa cái nắng, cái gió, dữ dội, khắc nghiệt của thời tiết? Tiếng nói ấy mang theo cả nỗi nhọc nhắn nhưng nó cũng bình dị, chân chất mộc mạc như chính những con người nơi đó.
Nhưng rồi cũng sẽ có lúc người miền Bắc phải thốt lên “Giọng Quảng Bình tuyệt vời” .Người con xứ Quảng xa quê, mỗi người một việc bộn bề hối hả trong dòng đời ngược xuôi của phố phường Hà Nội, Sài Gòn… Nhưng dù ở đâu, làm gì khi mỗi chiều bất giác được nghe câu hát xứ Quảng vang lên. hộ lại xao xuyến, bâng khuâng. Những câu hát như xua tan bao mệt nhọc của một ngày lao động vất vả, nó như hối thúc, cổ vũ họ bước tiếp trên con đường tương lai, bới trước mắt họ là quê hương là những ngày nghỉ phép quây quần bên mâm cơm gia đình, cười rộn rã trong âm điệu “răng, rứa, mô, tê” thân thuộc. Năm tháng chảy trôi, hời gian không trở lại. Mọi thứ đều có thể đổi thay, con tạo vẫn xoay. Nhưng giọng Quảng Bình thì cứ vẫn luôn ấm áp, nằng nặng.
Tôi là một con người xứ Quảng, xa đồng lúa quê hương ra thành phố trọ học. Những ngày đầu, thật vất vả lắm tôi mới làm quen được với bạn bè cùng trang lứa, cũng bởi giọng Quảng. Bạn bè tôi nhiều đứa bảo: “Chuyển giọng Bắc cho dễ nghe”. Tôi lắc đầu, cười mỉm: “Cứ nghe dần rồi quen”.
Cũng không ít người con xứ Quảng, đi những vùng quê khác nhau họ đã phải đổi giọng để thuận lợi cho học tập, giao tiếp. Nhưng thật đáng buồn có người lúc trở về sống giữa quê nhà mà “cố quên” đi giọng Nghệ, bi bô thích thú với giọng Bắc, giọng Nam. Họ sống giữa quê hương, trò chuyện với người thân bằng thứ giọng lạc lõng, lơ lớ. Họ đâu biết rằng trong ánh mắt của người thân, lúc ấy ẩn giấu một thoáng buồn.
Riêng tôi, tôi rất hãnh diện về giọng nói đặc trưng quê mình. Tôi tự tin bước vào đời bởi hành trang của tôi không chỉ là học vấn, tri thức mà còn có cả giọng Quảng Bình- là tất cả những thương yêu của ông bà, bố mẹ, những người hàng xóm chân tình nơi quê nhà xứ Quảng.

(Nguồn: kiengiangxanh.com)

Nhạc sĩ Hoàng Vân với Quảng Bình quê ta ơi


GV Lương Diệu Ánh

Khoa Thanh nhạc – Nhạc cụ

Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Nhạc sĩ Hoàng Vân

Đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Vân…

Nhạc sĩ Hoàng Vân tên thật là Lê Văn Ngọ, bút danh là Yna. Ông nổi lên với những ca khúc rất phong phú, đa dạng cả về nội dung, đề tài, thể loại và mang giá trị nghệ thuật cao. Nhạc sĩ Hoàng Vân còn viết nhiều tác phẩm cho khí nhạc ở nhiều thể loại khác nhau như Fuga, Rhapsodie, tổ khúc, giao hưởng thơ, hoặc các tác phẩm thanh nhạc có cấu trúc lớn như đại hợp xướng Điện Biên PhủHồi tưởng… Ngoài ra, ông sáng tác âm nhạc cho rất nhiều phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình, kịch nói… và còn là một nhạc sĩ của thiếu nhi với nhiều ca khúc đáng yêu, thân thiết với tuổi thơ các em như Mùa hoa phượng,Con chim vành khuyênEm yêu trường em

Cũng như những người cùng thời, con đường sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân gắn liền với những biến động của lịch sử dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngay từ những năm 50, ông đã có nhiều ca khúc được biết đến, và tới năm 1954 thì tên tuổi của nhạc sĩ Hoàng Vân mới thực sự được nhắc tới nhiều với bài hát Hò kéo pháo mà âm điệu của nó còn vang vọng mãi cho đến ngày nay. Những năm 60, sau thời gian tu nghiệp âm nhạc ở nước ngoài, sự nghiệp sáng tác âm nhạc của ông bắt đầu nở rộ với nhiều ca khúc được công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt như Tôi là người thợ lòNhớ (thơ Nguyễn Đình Thi), Bài thơ gửi Thái Nguyên… Những chuyến đi thực tế chính là cảm hứng giúp ông phôi thai các ca khúc đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, mà có thể kể tới là Hai chị emHà Nội – Huế – Sài GònNgười chiến sĩ ấyChào anh giải phóng quânBài ca xây dựng

Ở những ca khúc của Hoàng Vân, công chúng nhận thấy một cách nhìn, một phát hiện độc đáo, một ngôn ngữ âm nhạc bình dị nhưng vẫn ẩn chứa trong đó nét tươi mới, đáng yêu, gần gũi. Có thể nói rằng, giai điệu trong các ca khúc của ông bắt nguồn từ các làn điệu dân ca khác nhau, tạo cho người nghe những âm hưởng nồng ấm, quen thuộc nhưng vẫn tạo được sự lôi cuốn, thu hút và thú vị rất riêng, mang đậm chất của nhạc sĩ Hoàng Vân.

…Và ca khúc Quảng Bình quê ta ơi

Năm 1964, cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ tại miền Bắc đang ở giai đoạn căng thẳng, quyết liệt nhất. Trong một chuyến đi thâm nhập thực tế ở Quảng Bình, nhạc sĩ Hoàng Vân đã cho ra đời ca khúcQuảng Bình quê ta ơi. Ca khúc này nhanh chóng được phổ biến rộng rãi và được đông đảo khán thính giả đón nhận.

Tác phẩm có cấu trúc bốn phần, mỗi phần được xây dựng trên một thang âm khác nhau:

Ở phần một, tác giả đã tái hiện một không khí vui tươi, hào hứng khi giới thiệu về miền quê Quảng Bình anh hùng với hỉnh ảnh những con người bình dị, chân chất, sớm hôm hăng say lao động xây dựng đất nước. Ở đây, nhạc sĩ đã dùng thang 5 âm, ở hình thức một đoạn đơn, mở ra một giai điệu giản dị, mượt mà và êm dịu theo hình làn sóng,

 

Khai thác đặc thù của ngữ điệu miền trung là dấu sắc thường được luyến từ thấp đến cao, người nhạc sĩ đã vận dụng một cách khéo léo trong sáng tác của mình. Những âm điệu, tiết tấu ở phần này thể hiện sự duyên dáng, thân thuộc nhưng vẫn cho thấy sự mới mẻ và sáng tạo.

Ở phần hai, tác giả viết theo lối hò–xô dựa trên thang 5 âm:

 

Được biến đổi từ chất liệu âm nhạc trong các bài hò trên sông nước miền Trung Bộ, tính chất của đoạn nhạc trở nên khỏe khoắn hơn với những tiếng xô “khoan khoan hò khoan”. Điều này nhằm ca ngợi phẩm chất người dân Quảng Bình với tinh thần lạc quan, yêu đời, đoàn kết, quyết tâm cùng nhau vượt qua mọi gian khổ, hi sinh trong công cuộc vệ quốc vĩ đại của cả nước. Thêm vào đó, bằng việc tạo nên những giai điệu đi kiểu gấp khúc trong những câu hò, nhạc sĩ Hoàng Vân đã thể hiện rất rõ đặc trưng giọng nói của người dân miền Trung là sự thay đổi cao độ trong âm điệu. Đó là cái “chất” đất Quảng Bình mà người nhạc sĩ đã rất thành công khi đưa vào tác phẩm của mình.

Phần ba cũng được xây dựng trên thang 5 âm:

Bằng việc thay đổi một âm trong thang âm, ông đã đem lại cho tác phẩm một sự thay đổi về điệu tính, có tác dụng hấp dẫn người nghe. Với giai điệu được viết ở âm khu cao, kết hợp với lời ca, nhạc sĩ đã cho ta cảm nhận về hình ảnh các chị dân quân, anh chiến sĩ, người công nhân… đầy nhiệt huyết, hăng say trong công việc: “Lứa tuổi thanh xuân hai mươi tuổi đời. Cùng với quê hương lớn lên rồi, cả cuộc đời mới”.

Ở phần kết, nhạc sĩ đã sử dụng hai chất liệu: âm hình tiết tấu trong câu hò của phần hai kết hợp với âm hình tiết tấu của phần một, tạo tính thống nhất cho toàn bộ tác phẩm, như muốn một lần nữa khẳng định niềm tin sắt son vào một ngày mai tươi sáng, đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Có thể nói, Quảng Bình quê ta ơi là một trong những sáng tác rất thành công của nhạc sĩ Hoàng Vân. Ca khúc đã được thu thanh và phát liên tục qua Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ những cụ già cho tới các em nhỏ, từ những người công nhân trong nhà máy, xí nghiệp tới các bác nông dân sớm hôm trên đồng ruộng… ở nơi đâu cũng vang lên những ca từ quen thuộc: “Nếu ai hỏi vì sao quê hương chúng ta nhiều ngói mới…”. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và lời ca, cũng như nét sáng tạo trong khai thác và sử dụng các thang 5 âm của âm nhạc dân gian Việt Nam và cách vận dụng nét đặc trưng của ngữ điệu miền Trung, nhạc sĩ Hoàng Vân  đã tạo cho người nghe những cảm xúc sâu lắng, thiết tha, gợi lên hình ảnh về một miền quê đầy truyền thống anh hùng, đang từng ngày đổi mới. Quảng Bình quê ta ơi đã được nhiều ca sĩ chọn để hát trong các cuộc thi, hội diễn văn nghệ chuyên nghiệp và không chuyên với những cách thể hiện khác nhau. Điều này chính là minh chứng cho sức sống mạnh mẽ của ca khúc này, cũng như những đóng góp của nhạc sĩ Hoàng Vân trong lòng công chúng yêu nhạc khắp cả nước./.

Thảm họa soi mói

Có lẽ chưa bao giờ việc lợi dụng yếu tố giải trí để câu khách của một số phương tiện truyền thông nước ta (đặc biệt là một số báo mạng, các trang mạng) lại ở mức độ nhiễu loạn và phản cảm như hiện nay.

TT – Tuổi Trẻ từng có những loạt bài phản ánh câu chuyện “rác” trên web (Sao tự bơm, truyền thông thích thổiWeb cho giới trẻ: có một đống rác…), Thủ tướng sau đó cũng đã chỉ đạo kiểm tra các trang web.

Nhưng mọi chuyện dường như không thể dừng lại. Mức độ nhiễu loạn và nhố nhăng đã lan sang cả các trang báo lớn.

 

 

 

Các thông tin vừa nhảm nhí, vừa soi mói với các tựa bài phản cảm đang tràn ngập trên các chuyên trang Văn hóa, Giải trí của các trang thông tin mạng lẫn các trang báo chính thống trên mạng

 

Hai sự kiện đang được các trang mạng đưa tin, phỏng vấn, sao chép của nhau nhiều nhất là việc lộ ảnh thôi nôi con trai của ca sĩ Hồ Ngọc Hà và cô người mẫu vị thành niên 13 tuổi Bảo Trân trả lời về lý do vòng 1 “to bất thường”. Bên cạnh đó là những tựa bài vừa phản cảm vừa soi mói kiểu như: Cũng “ngực” và “mông”, mẫu nhí – mẫu già ai hơn ai?, Ngắm hoa hậu Việt thời cởi trần tắm mưa (phunutoday.vn), Phi Thanh Vân lộ bụng bầu 2 tháng (kenh14.vn, theo PLXH), Hừng hực 3 vòng của chân dài gốc Việt tại Mỹ(phapluatxahoi.vn)…

Khi “lộ hàng” là từ khóa được ưa thích nhất

Chuyện phòng the cũng được khai thác không thương tiếc với những tựa bài đọc “không đỏ mặt không ăn tiền” kiểu: Chị em hối hả đi làm lại ngã ba (phunutoday.vn), Cùng chiến binh “cậu nhỏ” chống lại mùi hôi vùng kín (kenh14.vn, theo PLXH)… Dường như truyền thông VN, đặc biệt là truyền thông trên mạng, đang ở cái ngưỡng chẳng có gì để sợ, chẳng có gì để mất và chẳng có ranh giới, chuẩn mực nào cho những thông tin được chính thức đưa lên cho hàng triệu người dùng Internet Việt “tìm hiểu”.

…Em bé mới vài tuổi của vợ chồng Trương Ngọc Ánh – Trần Bảo Sơn cũng lập tức bị khai thác tối đa với chùm ảnh được giật tựa: Con gái Trương Ngọc Ánh lộ quần chíp! Tựa này sau đó đã được đổi thànhCông chúa nhà Trương Ngọc Ánh tinh nghịch, nhưng cái tựa quá phản cảm ở trên đã được truyền đi khắp các diễn đàn và may thay đa số là sự phản hồi tích cực khi ai cũng phẫn nộ với cách câu “view” (lượt xem) đến mức không còn liêm sỉ của người đã đặt tựa cho chùm ảnh kể trên.

Có lẽ từ khóa “lộ hàng” hiện đang là chiếc chìa khóa vàng của các trang tin trên mạng. Họ bắt những người nổi tiếng (và tai tiếng) phải “lộ hàng” bằng mọi cách. Xa rồi cái thời Ðoan Trang vừa đoạt á quân Bước nhảy hoàn vũ đã bị sự cố trong đêm chung vui với Ngô Thanh Vân do chiếc váy phản chủ quá ngắn để không cần quá cố gắng cũng có thể thấy được những gì lẽ ra chủ nhân nên che đi.

Một biên tập viên của một tờ báo mạng khá chính thống từng chia sẻ với người viết: “Phải hot, thật hot chị ạ. Một đêm thời trang hay ca nhạc, phóng viên ảnh chụp hình về, xem xong em phải vắt óc nghĩ ra cách trộn cái này với cái kia, giật tựa sao cho thật sốc và nếu hôm đó các cô diễn viên người mẫu chỉ cần mặc váy quá ngắn, áo rộng cổ thì chắc chắn là… chết với em!”. Vì thế cứ chỗ nào đông người mẫu, ca sĩ, người nổi tiếng tụ tập thì đó là cơ hội vàng cho một số phóng viên ảnh báo mạng tung hoành.

Có lẽ vì thế nên cô người mẫu diễn viên có biệt danh Thủy Top với bộ ảnh khá “ngoan” khi mặc chiếc váy trắng trần vai đã bị các báo giật tựa theo cách như thể đang lồ lộ vòng 3 chỉ vì một lý do chẳng liên quan gì: Mừng kết thúc học kỳ, Thủy Top khoe ngực khủng! Có lẽ với báo mạng, miễn là hở một tí thì đủ ba vòng sẽ được tối đa khai thác, không thể qua hình ảnh thì sẽ qua cách giật tựa hoặc lời bình…

 

 

Ai bảo làm người nổi tiếng

Không phải không có lý do mà vợ chồng ca sĩ Hồ Ngọc Hà giấu biệt hình ảnh con trai mình trước sự soi mói của truyền thông. Là người từng chịu đủ hệ lụy khi trót làm một người nổi tiếng, có lẽ Hồ Ngọc Hà và chồng cô hơn ai hết là những người biết sự lợi bất cập hại của truyền thông mạng sẽ ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống riêng của họ. Vậy mà trong lễ thôi nôi, dù rất kín thì bức ảnh duy nhất (chắc là chụp lén) được đưa lên mạng đã làm các trang tin mạng một phen “sôi lên sùng sục”.

Huy Khánh và Hoàng Anh, Quang Dũng và Jennifer Phạm, Lam Trường và Ngô Ý An, gần đây nhất là bên bờ sóng gió của vợ chồng Bình Minh – Anh Thơ… chính là những nạn nhân (dù người vô tình, kẻ hữu ý) bị truyền thông soi mói đời tư nhiều nhất. Bản lĩnh của một phụ nữ trí thức đã giúp vợ của Bình Minh lựa chọn cách im lặng và vẫn xuất hiện bên chồng tay trong tay nhẹ nhõm. Nhưng chính cách đó của chị dường như đã làm truyền thông mạng “nổi giận”.

Vì thế nên dù hai vợ chồng rất vui vẻ trong lễ ra mắt của một nhãn hiệu xe hơi thì báo mạng cũng giật tựa là: Bình Minh “méo mặt” nhìn vợ “hớn hở” xem Hà Tăng lái xe hơi (phunutoday.vn). Ai cũng biết truyền thông đã lợi dụng những phát ngôn của một người thứ ba để rồi đầu tư công sức soi mói cho bằng được cuộc sống gia đình của người mẫu, diễn viên này.

Sự soi mói ấy không ngần ngại trước bất kỳ giới hạn nào, bất chấp sự kiểm chứng thông tin và kể cả không sợ… bị kiện. Thế nên ai cũng biết cô hoa hậu X có mấy chồng, mấy con, mấy cái nhà; cô ca sĩ Y đi ăn tiệc được bao nhiêu tiền; cô người mẫu Z có bồ là đại gia đã đi với bồ đến đâu, làm gì… Ai cũng tưởng mình biết hết, biết chính xác mà không để ý đến nguồn tin không hề được kiểm chứng.

Hình ảnh chưa đủ, các trang mạng còn dành đất cho các clip quay trộm rồi tự cho phép bình luận lung tung kiểu hoa hậu Thùy Dung đã cướp bồ của Mai Phương Thúy, hay đứng hàng giờ trước ngõ nhà Mai Phương Thúy để quay trộm hình ảnh cô âu yếm với bạn trai. Cách các trang mạng đối phó với phản ứng của người trong cuộc thường là đổi tựa bài, rút bớt ảnh và nếu căng thẳng quá thì họ sẽ thản nhiên gỡ bài ra khỏi trang không cần một lời giải thích.

CÁT KHUÊ (còn tiếp)

 

Những nạn nhân nổi tiếng của truyền thông

Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy: Từ ngày đăng quang hoa hậu, tôi được báo chí quan tâm khiến cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều lúc tôi cảm thấy mình là người con bất hiếu khi để bố mẹ nghe được những tin đồn không hay về mình. Bố mẹ tôi vốn hay nghĩ nên chỉ vì một câu nói vu vơ nào đó của hàng xóm cũng khiến họ đau lòng. Thi thoảng tôi làm những gì mình thích nhưng đến khi nó ảnh hưởng đến người thân, tôi lại áy náy.

Diễn viên Johnny Trí Nguyễn: Tôi không muốn bàn thêm về những thông tin trên mạng (sau khi vợ cũ của anh lên tiếng trên báo chí – PV) nữa vì dù có nói gì thì cũng không tốt cho hai đứa con của tôi. Mặc dù tôi còn rất nhiều điều để nói. Và tôi hoàn toàn có thể nói ra nhiều thứ có lợi cho mình nhưng tôi chọn cách im lặng, ít nhất là ở thời điểm này.

* Diễn viên Huy Khánh: Cực chẳng đã tôi mới phải dùng đến cách đổi số, tắt điện thoại. Tôi không muốn lôi chuyện riêng của gia đình lên mặt báo, trong nhà chưa rõ ngoài ngõ đã tường. Mỗi người có một cách đối mặt với vấn đề, cách tôi chọn là im lặng và làm những gì mình thấy đúng.

Vợ của một diễn viên: Tôi sẽ không muốn nói thêm điều gì nữa cả, những thông tin ác ý được cố tình tạo ra và những soi mói vào đời sống gia đình lúc này không làm tôi bận tâm nữa. Nhưng tôi tâm đắc với một phát biểu của ca sĩ Lam Trường rằng nếu có biến cố xảy ra trong một gia đình bình thường thì khả năng hàn gắn cũng còn rất cao. Nhưng với gia đình nghệ sĩ, với tác động của báo chí sẽ làm người trong cuộc bị tổn thương vì có quá nhiều người soi vào nỗi đau nên không có cơ hội hàn gắn và kết cục là tan rã…

C.K. ghi

 

Cảm nhận phong cảnh đẹp của Việt Nam để thêm yêu Việt Nam nhé.


Canh-dep-viet-nam-01

 

 


 


 


 


 


 

 



 


 


 


 


 


 

 


 

 

 



 


 


 


 

 


 


 

 



 


 


 


 

 

Phát hiện sách giáo khoa thời vua Tự Đức dạy về Hoàng Sa

VnExpress – Giảng viên Trần Văn Quyến, Khoa Xã hội, ĐH Phú Xuân Huế, vừa công bố phát hiện bản đồ trong Khải đồng thuyết ước, sách giáo khoa dạy trẻ học vỡ lòng bằng chữ Hán thời vua Tự Đức, có vẽ về Hoàng Sa.

Phần đảo Hoàng Sa được khoanh ô vuông đỏ

Phần đảo Hoàng Sa được khoanh ô vuông &#x …
Phát hiện đặc biệt này được tác giả công bố trong bài viết: “Hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử” trong khuôn khổ đề tài “Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa – thành phố Đà Nẵng” do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng thực hiện và sắp được nghiệm thu.

Giảng viên Quyến cho biết, sách được khắc in lần đầu vào năm Quý Sửu Tự Đức thứ 6 (1853) và được sử dụng trong tất cả trường học ngay từ đầu đời Tự Đức cũng giống như sách giáo khoa ngày nay.

Sách dạy nhiều môn, dựa trên quan điểm tam tài (thiên, địa, nhân) với nhiều ưu điểm như dạy sử Việt Nam, những ghi chép về sản vật, kiến thức về xã hội (nhân sự, niên hiệu nước Việt Nam qua các đời); thiên nhiên (thiên văn, địa lý); cách tu dưỡng bản thân. Sách có hình vẽ bản đồ Việt Nam, mặt trời, mặt trăng, thân thể con người… Vì là sách giáo khoa nên đã được khắc nhiều lần trải qua các triều vua.
hoang sa

Bản đồ Hoàng Sa trong Khải đồng thuyết ước có tên là “Bản quốc địa đồ” thuộc các trang 15-16 của sách. Trên bản đồ ghi vị trí các tỉnh, ngọn núi lớn từ cửa Nam Quan đến Biên Hòa, Vĩnh Long. Sau đó là những ghi chú số phủ, huyện, tổng, xã, phường, ấp, giáp, thuộc từng tỉnh.

“Phần ngoài biển đối diện với địa phận của Thừa Thiên và Quảng Nam trong bản đồ ghi chú về quần đảo Hoàng Sa với ba chữ Hoàng Sa Chử, có nghĩa là bãi (hay quần đảo) Hoàng Sa”, giảng viên Quyến nói.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng cho biết, đây là một tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Khải đồng thuyết ước là sách giáo khoa in dưới triều Tự Đức, dùng để dạy cho trẻ em, trong đó có in hình bản đồ Đại Nam và trên đó ghi rõ địa danh Hoàng Sa chử (bãi Hoàng Sa). Điều này chứng tỏ triều Nguyễn đã ý thức rất rõ về chủ quyền biển đảo của tổ quốc và đưa vấn đề này vào sách giáo khoa để giáo dục trẻ em.

“Với việc phát hiện sách Khải đồng thuyết ước, lần đầu tiên chúng ta biết được có một cuốn sách giáo khoa của chế độ phong kiến đã đề cập đến chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa. Vì thế, tôi cho rằng phát hiện này rất có ích, nhất là đối với việc tuyên truyền giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo Việt Nam cho thế hệ trẻ”, TS. Trần Đức Anh Sơn khẳng định.

Ngày 15/6 vừa qua, giảng viên Trần Văn Quyến đã có bài tham luận về hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử tại hội thảo khoa học toàn quốc “Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa”. Trong đó, việc công bố bản đồ Việt Nam trong sách Khải đồng thuyết ước có vẽ về Hoàng Sa được đánh giá cao.

Văn Nguyễn

“Cổ tích” về bé trai không tay xôn xao cộng đồng mạng

(Dân trí) – Bị dị tật bẩm sinh, cậu bé Yu Tae-ho không có cánh tay và chỉ có 4 ngón chân trên mỗi bàn chân. Bố mẹ đẻ bỏ rơi và Tae-ho được một phụ nữ nuôi dưỡng, suốt 11 năm qua cậu bé khuyết tật này luôn tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.

Ở Hàn Quốc, Yu Tae-ho mang đến sức mạnh tinh thần cho những bạn nhỏ khuyết tật và mồ côi. Không những thế, Yu Tae-ho đã trở thành một niềm cảm hứng cho cư dân mạng khắp thế giới khi video clip về cậu bé lan truyền trên Internet.
Yu Tae-ho dùng chân bê bát ăn. (Ảnh chụp từ video)
Yu Tae-ho tự tra kem đánh răng cho mình và cho cả anh trai và chị gái. (Ảnh chụp từ video)
Và cũng có khi Yu Tae-ho ngã nhào. (Ảnh chụp từ video)

Từ khi chào đời ngày 24/6/2000 ở Hàn Quốc, cậu bé Yu Tae-ho bị chứng bệnh dị dạng bẩm sinh khiến em không có cánh tay và chỉ có 4 ngón chân trên mỗi bàn chân. Khi ấy bác sĩ tiên đoán em sẽ không sống quá 10 tuổi. Ngay khi biết tin này, bố mẹ ruột của Yu Tae-ho bỏ rơi em. May mà cậu bé được một phụ nữ tên là Seung Ga-Won nuôi dưỡng.Bởi vì Yu Tae-ho không có tay, hơi nóng không thể thoát ra khỏi người em, em rất dễ bị sốt. Chườm đá hay uống thuốc hạ sốt cũng không ăn thua. Nhiệt độ cơ thể em luôn ở mức 40 độ C, và em hay phải vào bệnh viện.

Vậy mà kỳ lạ thay, 11 năm qua, cậu bé Yu Tae-ho vẫn luôn sống một cuộc sống bình thường như thể các em bé bình thường khác: Tae-ho thích đi học. Cậu bé vẫn giúp anh trai và các chị gái chuẩn bị đồ đạc tới trường và thậm chí còn giữ cho mình vẻ ngoài rất bảnh trai. Dường như việc chỉ có 4 ngón chân trên mỗi bàn chân không phải là một cản trở với những gì mà cậu bé làm được: dù không có tay, Tae-ho vẫn không gặp khó khăn gì khi thay quần áo hay tự đánh răng.

Video về cậu bé Tae -ho. (nguồn: Youtube)
Và cũng giống như nhiều câu chuyện lãng mạn khác ở xứ Hàn, cậu bé khuyết tật đầy nghị lực này còn có một cô bạn gái thân thiết từ hồi lớp 2 tên Nam-Goong Ingee. Cô bạn nhỏ này luôn ủng hộ Tae-ho và thậm chí hai cô cậu còn tính chuyện hôn nhân. Nhưng tất nhiên hai bạn nhỏ vẫn chưa định rõ ngày cưới.
Cậu bé khuyết tật Yu Tae-ho (bên trái) và một người bạn. (Ảnh: Hellokpop)

Thực ra, bộ phim tài liệu về cậu bé Tae-ho được phát sóng trên đài truyền hình MBC của Hàn Quốc từ năm ngoái nhưng gần đây khi video này được lan truyền trên mạng xã hội Tumblr thì cư dân mạng thế giới mới có dịp biết đến câu chuyện vượt khó của cậu bé đầy nghị lực. Và khi video này được tải lên trang web chia sẻ video Youtube thì Tae-ho trở thành một nguồn cảm hứng với hàng ngàn người trên các quốc gia khác nhau ngoài đất nước kim chi của cậu.

Cậu bé Tae-ho tràn đầy niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống. Việc khiếm khuyết về cơ thể cũng không làm cuộc sống của cậu bớt tươi sáng. Câu chuyện của Tae-ho đã thu phục trái tim của hàng ngàn người trên mạng Internet và nhắc nhở chúng ta rằng đôi khi, ta phải chấp nhận cuộc sống như nó vẫn thế. Và mỗi ngày, hãy dành vài phút để cảm thấy biết ơn về những gì mình đang có và những gì được trao tới cho bạn. Đừng bao giờ để bất cứ điều gì ngáng trở bạn trên con đường bạn đi.

Quả thật là cậu bé không tay Tae-ho thực sự đã làm được những điều đáng kinh ngạc và truyền cảm hứng lớn lao cho mọi người.
 Mời bạn đọc xem video về cậu bé Tae-ho và cô bạn thân Nam-Goong Ingee:

Xuân Vũ
Tổng hợp

Làm nông khiến con người… lùn đi

Nghiên cứu mới cho thấy có sự liên hệ đáng ngạc nhiên giữa nông nghiệp với chiều cao và sức khỏe con người.

Buổi bình minh của ngành nông nghiệp thế giới đã đồng hành với một xu hướng đáng ngạc nhiên. Từ Trung Quốc đến Nam Mỹ, người dân ở các nền văn hóa nông nghiệp trở nên lùn và có sức khỏe kém hơn so với tổ tiên “hành nghề” săn bắn, hái lượm của họ.

Theo trang tin Discovery, Amanda Mummert, nghiên cứu sinh thuộc Đại học Emory (Mỹ), đã thu thập số liệu thống kê về sức khỏe và chiều cao của con người từ những ngày nền nông nghiệp bắt đầu hình thành trên thế giới. Chuyên gia Mummert nhận định: “Nhiều người đã cho rằng sự hình thành nông nghiệp với một nguồn thức ăn ổn định giúp con người khỏe mạnh hơn. Nhưng cư dân nông nghiệp buổi sơ khai phải chịu tình trạng thiếu dinh dưỡng và gặp khó khăn trong việc thích ứng với áp lực thay đổi. Có lẽ vì họ đã trở nên lệ thuộc vào một số cây lương thực cụ thể hơn là có một khẩu phần ăn đa dạng hơn nhiều so với trước”. George Armelagos, giáo sư nhân chủng học và là đồng tác giả nghiên cứu, thì cho biết: “Từ góc độ văn hóa, chúng ta là những người theo chủ nghĩa sô-vanh về nông nghiệp. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng sản xuất thực phẩm luôn có lợi nhưng thực tế có thể phức tạp hơn thế”.

Bắt đầu từ khoảng 10.000 năm trước và tiếp tục cho đến gần đây, bất kể nơi đâu và trồng cây gì, mô hình này vẫn giống nhau. Nông nghiệp đã làm cho con người thấp đi và kém khỏe mạnh hơn. Sự lây lan của bệnh dịch tại các khu dân cư tập trung cũng như bệnh truyền từ động vật sang người cũng có thể góp phần gây ra tình trạng trên. Dần dần xu hướng này bị đảo ngược, đặc biệt là sau buổi bình minh của nền nông nghiệp cơ giới hóa tại các nước phát triển cách nay khoảng 75 năm.


Một số chuyên gia cho rằng có mối liên hệ giữa nông nghiệp với tình trạng sức khỏe suy giảm – Ảnh: Reuters

Các chuyên gia đã xem xét những tài liệu nghiên cứu về chiều cao người trưởng thành, sâu răng, mật độ xương, xương gãy được chữa lành và các chỉ số về sức khỏe khác từ những nhóm dân cư trên khắp thế giới khi họ bắt đầu làm nông. Các nhóm này đến từ những vùng sâu vùng xa của địa cầu, bao gồm Trung Quốc, Đông Nam Á, Bắc-Nam Mỹ và châu Âu.

Theo các nhà nghiên cứu, xương liên tục tự tái tạo. Bộ khung xương không hẳn cho biết người ta đã chết vì cái gì, nhưng chúng có thể cung cấp một cái nhìn sơ lược về khả năng thích nghi và tồn tại của con người. “Con người phải trả phí sinh học lớn cho nông nghiệp, đặc biệt là khi nói đến sự đa dạng dinh dưỡng. Thậm chí bây giờ, khoảng 60% calorie của chúng ta đến từ gạo, ngô và lúa mì”, chuyên gia Armelagos nói.

Ý tưởng cho rằng nông nghiệp là nguyên nhân dẫn đến suy giảm sức khỏe đã được Armelagos và M. N. Cohen đưa ra từ năm 1984 trong một cuốn sách có tựa đề Paleoanthropology at the Origins of Agriculture (tạm dịch “Cổ nhân loại học về nguồn gốc nông nghiệp”). Dù tác phẩm đã gây tranh cãi vào thời điểm đó nhưng ý tưởng trên giờ đây đã được chấp nhận rộng rãi. Nghiên cứu của chuyên gia Mummert chỉ ra mức độ phổ biến của mối liên hệ giữa nông nghiệp với tình trạng sức khỏe suy giảm và tập hợp các con số để hỗ trợ nhận định này.

Khang Huy

Nước mình, mình phải giữ

TT – Đến đóng góp cho chương trình Góp đá xây Trường Sa hơn 50 triệu đồng là tiền quyên góp của các nhân viên Công ty TNHH may Shin Dong, chị Nguyễn Thị Thu Ngân – trưởng phòng nhân sự công ty – cho biết tuy là công ty 100% vốn Hàn Quốc nhưng vị giám đốc Hàn giỏi tiếng Việt hay đọc báo Tuổi Trẻ lại rất đồng tình và là người đứng ra ủng hộ khi phòng nhân sự kêu gọi đóng góp.

Chị bảo chẳng mất nhiều thời gian để trình bày với giám đốc, chỉ mang tờ báo Tuổi Trẻ với bài viết về những em nhỏ đến đóng góp cho chương trình Góp đá xây Trường Sa, giám đốc đọc xong và gật đầu ngay. “Nước mình, mình phải giữ. Mình phải vừa bảo vệ vừa xây dựng để người trên đảo sống đầy đủ, an toàn”. Chia sẻ đó của chị Ngân cũng là tâm niệm của những công nhân viên ở Công ty Shin Dong.

Ông Nguyễn Long Tuyền (giữa) nghe đại diện báo Tuổi Trẻ giới thiệu về chương trình Góp đá xây Trường Sa – Ảnh: Thuận Thắng

Anh Nguyễn Công Thuận, chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Jotun Việt Nam, cho biết Jotun là tập đoàn đa quốc gia của Na Uy, khi sự kiện tàu Bình Minh 02, Viking 2 xảy ra, tinh thần yêu nước khiến công nhân viên Việt Nam ở Jotun cảm thấy phải có hành động cụ thể. Công đoàn Jotun đã rất nhanh chóng kêu gọi toàn bộ hơn 200 công nhân viên ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam đóng góp vào chương trình số tiền 32,5 triệu đồng chỉ trong vòng một tuần lễ. Anh Thuận nói rằng nhận được sự hưởng ứng nhanh chóng như vậy là vì Góp đá xây Trường Sa đã thật sự chạm vào lòng yêu nước của tất cả mọi người.

Ngày 22-6, Đoàn cơ sở của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Bình Định cũng đã quyên góp 26 triệu đồng ủng hộ chương trình Góp đá xây Trường Sa do báo Tuổi Trẻ phát động. “Đây là số tiền đóng góp của 80 đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chi nhánh BIDV Bình Định. Hiện ở tất cả các cơ sở giao dịch của BIDV Bình Định đều có dán biểu tượng người chiến sĩ bồng súng đứng gác ở Trường Sa để vận động khách hàng tự nguyện đóng góp chương trình này” – bí thư Đoàn cơ sở chi nhánh BIDV Bình Định Đinh Xuân Thiện nói.

Sáng 22-6, ông Nguyễn Long Tuyền, phó trưởng ban thường trực Ban tổ chức Thành ủy TP.HCM, đã trao số tiền 20 triệu đồng do cán bộ – nhân viên trong Ban tổ chức Thành ủy đóng góp cho chương trình Góp đá xây Trường Sa. Ông Tuyền chia sẻ tham gia chương trình Góp đá xây Trường Sa vừa là nhiệm vụ chính trị của Ban tổ chức Thành ủy, vừa là một hành động hướng về biển đảo cùng nhân dân cả nước. Trường Sa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, số tiền đóng góp tuy chỉ vài ngày lương nhưng thể hiện ý chí, tinh thần xây dựng Trường Sa vững mạnh của cán bộ – nhân viên Ban tổ chức Thành ủy.

VŨ THỦY – VĂN LƯU

Hãy cùng Phú Gia tourist khám phá tour hot mùa hè 2011

THAM QUAN PHONG NHA –  ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG

Khởi hành hàng ngày

01 NGÀY

ĐỘNG PHONG NHA  – ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG      Ăn trưa
7h00: Xe đón Quý khách tại khách sạn bắt đầu hành trình khám phá kì quan thế giới trên đất Quảng Bình VQG Phong Nha Kẻ Bàng  địa danh đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003. Động Phong Nha có chiều dài 13.000m gồm 14 hang đẹp do nước mưa hoà tan với đá vôi tạo thành. Quý khách du thuyền trên sông Son tham quan hang nước dài nhất Đông Nam Á – Động Phong Nha với: hang Tiên, hang Bi Ký, hang Cung Đình... Ngoài ra, Phong Nha còn có những cái nhất: dòng sông ngầm dài nhất, bãi cát rộng và đẹp nhất, và có hệ thống thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất….12h00:Ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha với các đặc sản quê hương Quảng Bình.Chiều: Từ Phong Nha xe đưa quý khách đi tham quan Động Thiên Đường– được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đánh giá có cấu trúc tuyệt đẹp với những cột thạch nhũ khổng lồ và nhiều hình thù kỳ thú. Trong bảng xếp hạng hang động quốc tế – động Thiên Đường được đánh giá là hang động có tính thẩm mỹ và tính khoa học cao.Chiều tối, Xe đưa quý khách trở về điểm hẹn. Chia tay quý khách, kết thúc chương trình tham quan.

THAM QUAN ĐỘNG PHONG NHA –  SUỐI NƯỚC MOỌC

01 NGÀY

ĐỘNG PHONG NHA    – SUỐI NƯỚC MOỌC          Ăn trưa
 

Ẩn mình trong nhiều thế kỷ để ngày nay hoà mình cùng cuộc sống con người, Phong Nha – sự đối lập của quá khứ và hiện tại, của trần gian và chốn bồng lai, của thạch nhũ và đất đá.

7h00: Xe đón Quý khách tại khách sạn bắt đầu hành trình khám phá kì quan thế giới trên đất Quảng Bình – VQG Phong Nha Kẻ Bàng – một di sản thiên nhiên thế giới được Unesco công nhận vào tháng 7/2003, quý khách du thuyền trên sông Son khám phá dòng sông ngầm dài nhất thế giới, tham quan Động Phong Nha với: hang Bi Ký, hang Cung Đình, hang Tiên. Quý khách tiếp tục chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động Tiên Sơn (động khô) – đây là một thắng cảnh kỳ vĩ với những phiến đá  và cột đá cộng hưởng âm rất đặc biệt, cảnh đẹp nơi đây được ví như “chốn bồng lai tiên cảnh” với hàng nghìn khối nhũ đá màu sắc tuyệt đẹp.

12h00: Ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha với các đặc sản quê hương Quảng Bình.

Chiều: Từ Phong Nha xe đưa quý khách đi tham quan Khu du lịch sinh thái Suối nước Moọc, nằm trong rừng nguyên sinh, cạnh nhánh Tây đường Hồ Chí Minh.

Chiều tối, quý khách trở về Tp.Đồng Hới. Chia tay quý khách, kết thúc chương trình tham quan.


Đến với Phú Gia touris, quý khách được tham quan các tour hot mùa hè này

@ HANG TÁM CÔ – ĐỀN BÀ CHÚA LIỄU HẠNH (Khởi hành hằng ngày)

@ QUẢNG BÌNH –  QUẢNG TRỊ (Khởi hành hằng ngày)

 @ ĐỒNG HỚI – QUẢNG TRỊ – HUẾ (3 Ngày/ 2 Đêm) (Khởi hành hằng ngày)

@  ĐỒNG HỚI – ĐÀ NẴNG – HỘI AN – BÀ NÀ – ĐỒNG HỚI (2 ngày/ 1 đêm) (Khởi hành hằng ngày)

 QUẢNG BÌNH – QUÊ BÁC – NGÃ BA ĐỒNG LỘC – QUẢNG BÌNH (1 ngày) (Khởi hành hằng ngày)

DMZ Tours

“Bru Van Kieu”- An ethnic group in Quang Tri Province

01 – ONE DAY TRIP: …usd/Pax.

               (Apply for a group 15 pax)
The Rockpile – Dakrong Bridge – Ho Chi Minh Trail – Ethnic Minority Village (Bru Van Kieu) – Khe Sanh Combat Base (Lunch) at Khe Sanh.
In the afternoon: Hien Luong Bridge – Ben Hai River – The Former Demarcation line beween The North and The South – Vinh Moc Tunnels and The Museum. Over night at Dong Ha Town.

02 – TWO DAY TRIP:  …usd/Pax.

       Day 1: The Old Citadel of Quang Tri – La Vang Church – Dong Ha Town. (Lunch).

In the afternoon: Truong Son National Cemetery – Hien Luong Bridge – Ben Hai River – The Former Demarcation Line between The North and The South – Vinh Moc Tunnels and The Museum. Overnight at Dong Ha.

Day 2: Camp Carroll – The Rockpile – Dakrong Bridge – Ho Chi Minh Trail – Ethnic Minority Village (Bru Van Kieu ) – Khe Sanh Combat Base. (Lunch at Khe Sanh Town)
In the afternoon: LangVei Special Forces Camp – Lao Bao Bordergate – Shopping at Lao Bao Trade Center.
Return at Dong Ha. End of the tour.

Have a good trip!

 

PHONG NHA-KE BANG THE LONGEST WATER CAVES SYSTEM OF THE WORLD!

Phong Nha-Ke Bang national park, located to the north of the majestic Truong Son range in central Quang Binh province, is one of the world’s two largest limestone regions.

The over 200,000 ha of parkland includes beautiful limestone formations, grottoes and caves, and boasts lush forestland covering 95 percent of the park area.

At the session, delegates from over 160 member countries of UNESCO World Heritage Convention agreed to include Phong Nha-Ke Bang park and 30 others worldwide to the list of world heritage sites.

Program: Group tour & Package Tour Daily Departure
Phong Nha – Ke Bang – World Natural Heritage

ONE DAY TRIP: …USD/Pax.

AM: 7:00 Pick you up at your hotel in Dong Hoi city or Dong Hoi Quang Binh railway station and Arrive forPhongNhaCave. Take a boat cruise on theSonRiver to visitPhongNhaCave with its grotto (BiKy, Cung Dinh, Tien… and Tien Son). Lunch at Phong nha Restaurant.

PM: Return to Dong Hoi at about 2:00 PM

Included: Transportation, boat, entrance fee, tour guide, lunch (feel free booking extra).

Have a good trip!

PARADISECAVE  -THE WORLD’SMOSTSPECTACULARCAVES

First discovered in 2005 by the British Royal Cave Research Association, Thien Duong (meaning Paradies or heaven in Vietnamese) stretches 31kilometres and is the longest cave ever found inVietnam.

A forest of stalactites that tells a thousand stories awaits visitors at Thien Duong (Paradise) Cave

From the historic Ho Chi Minh Road (former Ho Chi Minh Trail), you veer off on a path through dense forest for about four kilometers, then you climb 519 rocky steps, and you’re in… heaven, well,Paradise.

       ONE DAY TRIP:   …USD/ PAX

                AM: Pick you up at your hotel in Dong Hoi city or Dong Hoi Quang Binh railway station and Arrive forParadiseCave. Along HCM trail to visitParadiseCave – The deepest dry cave inAsia, with magnificent and fanciful stalactites and stalagmites . Lunch at Phong nha Restaurant.

PM: Return to Dong Hoi. End of the tour

Included: Transportation, ticket, tour guide, lunch (feel free booking extra).
HAVE A GOOD TRIP !

 

&  XIN QUÝ KHÁCH LƯU Ý

 Giá bao gồm:

v   Giá trên áp dụng cho Đoàn đón và tiễn khách tại Đồng Hới.

v   Vé máy bay đối với Tour quốc tế.

v   Khách sạn 2 sao hoặc tương đương ở trung tâm các thành phố (3-4 người/phòng).

v   Ăn các bữa như trong chương trình.

v   Xe ôtô máy lạnh vận chuyển theo chương trình.

v   Vé tham quan vào cửa một lần.

v   Hướng dẫn viên tiếng Việt nhiệt tình, kinh nghiệm.

v   Bảo hiểm du lịch. Nước uống theo tiêu chuẩn du lịch.

Không bao gồm:

v   Chi phí cá nhân, ngủ phòng đơn, giặt là, điện thoại. Thuế VAT.

v   TIP cho HDV, lái xe và các chi phí khác ngoài chương trình.

Lưu ý (Trường hợp nếu có):

v   Trẻ em 6 – 11 tuổi mua 1/2 giá vé người lớn, Từ 12 tuổi trở lên mua vé như người lớn.

v   Trẻ em dưới 6 tuổi, gia đình tự lo cho bé ăn ngủ và tự trả phí tham quan

v   Hai người lớn chỉ kèm một trẻ em. Trẻ thứ 2 trở lên, mỗi em mua 1/2 vé người lớn.

v   Tiêu chuẩn vé bao gồm: Suất ăn, ghế ngồi và ngủ ghép chung với gia đình.

Giá Tour không áp dụng cho các dịp lễ, tết

 & ĐẶC BIỆT:

Công ty chúng tôi sẽ thiết kế các Tour tùy theo nhu cầu của đơn vị về: thời gian đi, số lượng người tham gia, địa điểm tham quan, thời gian lưu trú, tiêu chí ăn nghỉ và tình hình tài chính của cơ quan.


Vui lòng liên hệ để được tư vấn và ưu đãi giá:
CÔNG TY TNHH PHÚ GIA
103 – Lý Thường Kiệt – TP. Đồng Hới – Quảng Bình
Hotline: 0916922217 (Mr Hương), 0903 170191 (Mr Linh)
Tel: (84-52) 3850 707 – 3850 808
Fax: (84-52) 3850 606

Thời của thông tin “lộ hàng”?

TTO – Đã đến lúc nhiều cư dân mạng không thể ngồi yên khi cơn bão những tít tựa và bài báo mang đậm mùi “xác thịt”, giật gân câu khách… không hề có dấu hiệu dừng lại trên các trang thông tin điện tử, từ báo điện tử đến những trang do doanh nghiệp làm chủ quản.

Cách giật tít “Con gái Trương Ngọc Ánh lộ… quần chíp” khiến cư dân mạng nổi giận và cho rằng “cách giật tít bệnh hoạn”

“Nhân vật chính” mà các tít tựa, bài báo này đề cập không phân biệt già trẻ, trai gái, kể cả trẻ con đang bi bô tập nói.

Cuộc “lên ngôi” của mông, ngực, đồ lót…

Mới đây, chuyên trang Phụ nữ & Đời sống (phunutoday.vn) của trang điện tử nguoiduatin.vn khiến cư dân mạng nổi giận khi giật tít: Con gái Trương Ngọc Ánh lộ quần chip. Dưới cái tít ấy là hình ảnh bé gái xinh xắn chưa đến 3 tuổi hồn nhiên trong chiếc áo đầm hồng.

Dù sau đó, tít này được thay thế bằng “Công chúa” nhà Trương Ngọc Ánh tinh nghịch nhưng chùm ảnh với tít cũ đã bị cư dân mạng chụp ảnh lại hoặc copy. Một trang mạng còn bình luận: “Tuy rằng quý báo đã xóa đi, nhưng cái thời đại Internet này ấy mà, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

Tại http://www.webtretho.com, thành viên Bagiaquay viết: “Không tưởng tượng nổi! Đứa trẻ hồn nhiên vô tư như thế mà báo này dám đưa lên mặt báo thì thật là bệnh hoạn hết cỡ và tổng biên tập cho đăng bài này thì thật kinh khủng. Ông hay bà này không biết có con cái hay không và con cái ông bà chắc không có tuổi thơ nên không bao giờ để “lộ quần chíp” như vậy”.

Vào đầu tháng 5-2011, 2Sao – trang thông tin Giải trí của báo VietNamNet – đưa chùm ảnh con trai gần 2 tuổi của diễn viên Thanh Thúy với tít “Hot boy” nhà Thanh Thúy lộ ngực trần. Và chuyện đơn giản là cậu bé được mẹ mặc cho chiếc áo rộng cổ. Người viết đã không ngại chú tích một bức ảnh rằng: Chiếc áo cổ rộng đã lỡ làm cho cậu “lộ hàng”.

Dù là “đùa một chút cho vui” chăng nữa thì sao vẫn cứ thấy băn khoăn khi người lớn lại nỡ dùng những cụm từ như lộ hàng, lộ ngực trần… cho con trẻ?

Đó là chuyện con trẻ, còn chuyện những tít tựa tràn ngập mùi xác thịt hướng đến người lớn thì vô số kể.

Vietnamnet vừa giật tít: Sau sân khấu, Thanh Thúy vô tình “lộ hàng”. Và chuyện chỉ đơn giản là phóng viên đi vào hậu trường, lúc Thanh Thúy đang làm tóc và chăm sóc chân chuẩn bị thi trong đêm thi thứ 8 của Bước nhảy hoàn vũ” 2011, thì chộp được bức ảnh cô lộ nội y dù đã vắt chéo chân. Như sợ bạn đọc không nhận rõ đâu là điểm lộ hàng, người xử lý ảnh còn kẽ khung hình chữ nhật trong bức ảnh ấy.

Những cái tít đọc “nóng mặt” có thể lấy ví dụ như: Hot girl Tâm Tít thấp thoáng vòng 1, Mừng kết thúc học kỳ, Thủy Top khoe ngực khủng, Trang Trần sẽ mặc váy để không bị nói là “khiêu dâm”, Ngọc Trinh cởi phăng áo diễn thời trang, Ngọc Trinh diện áo quây tế nhị đùn đẩy vòng 1 đi dự tiệc, Thị Điệp mặc đồ lót khoét phơi mình trên siêu xe giữa cầu treo, Thủy Top đầu bù tóc rối khoe 2/3 ngực khủng, “Người đẹp lộ ngực“ Trang Nhung khoe vòng 1 đầy, Bồ Công Vinh mang ngực khủng đánh chiếm sàn diễn, Vũ Hoàng Điệp khiêu khích ngực khủng với bikini khiêm tốn, “Tình nhân” Lam Trường cởi áo khoe thân thể gợi cảm, Thủy Tiên lộ ngực khủng dưới nội y ướt át, Ngọc Quyên dùng cặp tuyết lê “nâng niu” thần tượng Park Ji Sung, Hết quần khiêu dâm, Trang Trần lại diện quần khiêu khích, Thu Minh gặp ‘tai nạn’ vì áo lệch vai sexy…

Và tất nhiên, ngay dưới những tít tựa ấy là hình ảnh mát mẻ, hở hang, khiêu khích thật sự hoặc đôi khi cũng chẳng có gì ghê gớm lắm của các nhân vật trong giới giải trí.

Đạo đức truyền thông cần được “giải phẫu”?

Không chỉ có chuyện “xác thịt” mà đủ những chuyện “linh tinh” của người nổi tiếng cũng được ghi nhận nhanh chóng. Những thông tin ấy đọc chưa hẳn đã vui, nhưng chắc chắn chẳng bổ ích mấy. Ví dụ như:Công Vinh “nhìn trộm” tin nhắn của Thủy Tiên, “Diễm hờ” Hoàng Anh đã bớt gầy, Hoàng Yến chán bức tử ngực khủng, “Bằng chứng sống” của cuộc “tình vụng trộm” Minh – Thảo!, Mai Phương Thúy và “bồ” tình tứ đầu hẻm…

Những thông tin dạng này nhanh chóng xuất hiện tại nhiều trang thông tin điện tử như một cách để câu khách

Tất nhiên, mục tiêu lớn nhất của những cái tít “giật bần bật” ấy là “câu” bạn đọc nhấp chuột. Nhưng sau cái nhấp chuột ấy, nếu có một tiếng thở dài, một cái nhíu mày, vài giây bực bội… của người đọc thì liệu những người tạo ra những sản phẩm thông tin ấy có nghe thấy và quan tâm?

Thành viên Boong Boong trên http://www.webtretho.com viết: “Đọc báo mạng bây giờ, ngày nào mà không có “lộ hàng” thì ngày đó chắc là… mạng Internet ở Việt Nam gặp sự cố, các báo không đẩy tin bài lên được”.

Bạn Nguyễn Khuyên Thiện Ý – cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ – tin học TP.HCM (HUFLIT) cho biết:“Mỗi khi đọc thông tin nhân vật nào đó trong giới giải trí vô tình bị “lộ hàng”, tôi lại tự hỏ, nếu mình là người đó thì sẽ cảm thấy khó chịu, tổn thương dường nào. Còn nếu việc “lộ hàng” là cố tình thì phóng viên cũng phải chọn cách thể hiện thế nào để mang tính góp ý, phê phán để họ sửa đổi chứ không phải dùng để câu lượt truy cập”.

Một nhà báo từng chia sẻ nếu việc quyết định đăng hay không đăng một thông tin nào đó thuộc phạm trù luật pháp thì việc nên hay không nên đăng lại thuộc phạm trù đạo đức. Và đạo đức báo chí thuộc khuôn khổ đạo đức xã hội. Song, cuộc tranh cãi giữa việc đăng tải những thông tin giật gân, câu khách có phải thuộc phạm trù “đạo đức nghề báo” hay không vẫn chưa ngã ngũ.

Không thể phủ nhận khi sống trong một xã hội chấp nhận sự đa dạng thì cũng cần phải thừa nhận những thông tin giật gân, câu khách đang đáp ứng nhu cầu một bộ phận bạn đọc. Vấn đề là tại một số nước, những trang thông tin lá cải được “dán nhãn” rõ ràng như một cách nhắc bạn đọc “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.

Và điều này vẫn chưa được thực hiện tại Việt Nam nên sẽ vẫn còn những bạn đọc cảm thấy bị “ngộ độc” khi lỡ tay nhấp chuột…

ĐÀO UYÊN

Cơn bão thông tin giật gân trên các trang thông tin điện tửNhững thông tin giật gân, câu khách, khai thác tối đa đời tư của người trong lĩnh vực giải trí có đang làm bạn bận tâm suy nghĩ?

Bạn đã click vào để xem? Và bạn cảm nhận như thế nào?

Theo bạn, ngoài mục đích câu lượt truy cập, những thông tin này còn hướng đến mục tiêu gì? Những người tham gia “sản xuất” những sản phẩm ấy có vi phạm “đạo đức báo chí”? Việc đọc những thông tin ấy thường xuyên có thể dẫn đến những hệ lụy gì? Trách nhiệm của các cơ quan quản lý văn hóa ở đâu trong “cơn bão” này?

Mời bạn đọc tham gia ý kiến về chủ đề này bằng cách gửi ý kiến ở dưới bài viết.

TTO

Giám đốc dẫn côn đồ chém dân xối xả

Hơn 30 đối tượng cầm kiếm, mã tấu, tuýp sắt… ngang nhiên chém “nếu ai dám phản ứng và chống đối” việc kéo lưới điện. 10 người dân bị thương dưới tay bọn chúng…
Chỉ vì một số hộ dân ở đội 1, thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, H. Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình phản ứng việc kéo lưới điện 220kV bắc ngang trước gia đình gây ảnh hưởng sau này mà ông Nguyễn Đại Lợi – Chủ tịch HĐQT Cty CP Doanh nghiệp trẻ Quảng Bình, Tổng Giám đốc Cty tư vấn xây dựng Trường Sơn Quảng Bình và Giám đốc Trung tâm đào tạo vệ sĩ (là người trúng thầu công trình điện trên) đã kéo khoảng hơn 30 người cầm theo kiếm, mã tấu, tuýp sắt… ngang nhiên chém “nếu ai dám phản ứng và chống đối”. Hậu quả, có gần 10 người dân bị thương dưới tay bọn chúng…

Khoảng 7 giờ ngày 19-6, ông Lợi (theo người dân cung cấp) đi trên chiếc ô-tô màu đen BKS 73A-000.42, theo sau là một chiếc xe du lịch 24 chỗ ngồi BKS 73H-0658 cùng khoảng hơn 30 “tay chơi” hùng hổ “đổ bộ” xuống thôn Vĩnh Sơn để bảo vệ việc kéo lưới điện mà trước đó người dân đã nhiều lần phản ứng do đền bù chưa thỏa đáng. Trong lúc người dân chưa biết chuyện gì mà họ kéo đến đông như vậy, lại còn mang theo nhiều túi đựng “hàng nóng”, thì phía gia đình anh Võ Ninh (trú đội 1) đã xảy ra ẩu đả, xô xát. Các đối tượng ngang nhiên cầm kiếm, mã tấu, tuýp sắt vào nhà đánh, chém vợ chồng anh Ninh và mọi người xung quanh.

Thấy ồn ào, người dân chạy đến xem tình hình thì bị nhóm côn đồ đuổi đánh, chém những ai dám “xen vào” chuyện của họ. Sau đó, bọn chúng dàn hàng ngang đi khắp các đường làng, ngõ xóm để “xử” nếu ai còn lảng vảng đứng giữa đường. Vì buổi sáng nên thanh niên trong làng đi làm nghề hết, chỉ còn lại người già và phụ nữ ở nhà, nếu ai lên tiếng cũng bị đánh, còn phụ nữ thì bị bóp cổ dọa đánh “nếu còn nhiều lời”.

3 đối tượng bị người dân bao vây mặc dù lực lượng CA có nhiều biện pháp can thiệp.

Bức xúc trước việc ông Lợi vỗ ngực “bọn tao không sợ pháp luật” và kêu gọi nhóm “đệ tử” cứ thẳng tay chém, đánh “nếu ai chết thì đền” nên dân làng cùng nhau đổ xô ra dùng mọi vật dụng để xua đuổi “giặc” ra khỏi làng. Trước sự đồng lòng của dân, bọn côn đồ đành phải bỏ xe lại để chạy thoát thân. Tuy nhiên có 3 đối tượng bị dân làng vây bắt giữ lại để “làm bằng chứng” cho hành vi côn đồ trên.

Anh Võ Ninh bàng hoàng kể lại: “Khoảng thời gian trên, một người tên Lợi dẫn thêm hàng chục người đến trước nhà tôi tuyên bố sẽ kéo đường điện. Tôi và một số hộ dân gần đó không đồng ý và yêu cầu nếu muốn kéo phải có chính quyền địa phương cùng cơ quan CA đến lập biên bản thì bị bọn chúng xông vào nhà đánh tôi bị thương ở tay, chân. Một số tên dùng gạch ném làm vợ tôi bị thương nặng ở đầu”.

Sau vụ chém, đánh người ngang nhiên trên, nhiều người dân làng Vịnh bị thương, trong đó bị thương nặng có 3 người phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Anh Đặng Thái Nam (25 tuổi) vừa đau đớn do bị nhiều vết chém trên đầu, vừa bức xúc kể lại sự việc: “Sau khi nghe bên nhà anh Ninh có đánh nhau, tui vừa chạy ra đầu đường thì thấy người dân chạy tán loạn do có một nhóm cầm kiếm, mã tấu  rượt đuổi. Vì không biết chuyện gì nên tôi đứng lại xem thì bị nhiều đối tượng xông vào chém và đánh khiến tôi không biết chuyện gì xảy ra nữa”.

 Chị Nguyễn Thị Nguyên bị thương nặng ở đầu.


Vì quá bức xúc trước việc ông Lợi đưa “quân” đến đánh, chém dân giữa thanh thiên bạch nhật nên sau khi các đối tượng trên chạy trốn, người dân đã “dùng mọi biện pháp” để “tạm giữ” hai chiếc ô- tô trên ngay chính trên đường làng của mình. Riêng lái xe BKS 73H-0658 là Phan Xuân Phú (1975, trú số 62-Cao Bá Quát, TP Đồng Hới, Quảng Bình) cũng bị dân “tập kích” khiến anh bị thương phải trốn trong một nhà dân, nhưng do vết thương nặng nên các lực lượng phải “giải cứu” đưa đến bệnh viện cấp cứu. Lái xe Phú cho biết, anh được ông Lợi thuê với giá 2,5 triệu đồng, nói là chở công nhân ra Quảng Đông để kéo đường dây điện nên không biết sự việc trên(?!).

Sau vụ việc nghiêm trọng trên, 3 đối tượng bị người dân bắt giữ, mặc dù chính quyền địa phương và các lực lượng được huy động như CA, BĐBP đến vận động, đưa các đối tượng về trụ sở CAH để tiến hành điều tra nhưng người dân vẫn nhất quyết không cho đưa các đối tượng đi. Được biết, lãnh đạo CA tỉnh Quảng Bình trực tiếp ra chỉ đạo CAH tăng cường lực lượng, trực tiếp lấy lời khai và tiến hành lập biên bản quả tang các đối tượng gồm Phạm Bá Tùng (1990), Nguyễn Văn Mão (1984), Đặng Quốc Huy (1990, đều trú Hải Thành, TP Đồng Hới). Theo lời khai của các đối tượng thì bọn chúng được ông Lợi kêu gọi ra xã Quảng Đông để “chiến”, nếu ai không chịu nghe lời trong việc kéo lưới điện, sau khi gây án xong bỏ trốn nhưng đã bị người dân bắt giữ.

Với sự bức xúc quá lớn nên hàng ngàn người dân đã tụ tập, bao vây không cho lực lượng CA đưa đối tượng về tạm giữ tại trụ sở để điều tra mà yêu cầu “Tổng Giám đốc Lợi” phải xuất hiện để “xin lỗi” bà con mới chịu cho lực lượng CA đưa đi. Mặc dù các lực lượng đã nhiều lần phối hợp “giải vây” để áp giải các đối tượng nhưng không được, đành phải tạm giữ các đối tượng ở trụ sở thôn Vĩnh Sơn theo “yêu cầu của đông đảo nhân dân” nhằm bàn phương án và vận động nhân dân cho đưa các đối tượng về điều tra.

Sáng sớm 20-6, hàng trăm người dân đã khống chế các lái xe xúc, buộc phải múc con đường vào làng để không cho lực lượng chức năng đưa các đối tượng về trụ sở khi chưa có sự xuất hiện của kẻ cầm đầu.

Theo ý kiến người dân, yêu cầu lực lượng CA phải điều tra, xử lý nghiêm minh kẻ cầm đầu và các đối tượng liên quan trong vụ ngang nhiên hành hung, chém, đánh người dân thôn Vĩnh Sơn ra trước pháp luật.

Theo Công an Đà Nẵng